7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Nói Chuyện Với Đức Giám Mục Mueggenborg

Archbishop J. Peter Sartain and then-Bishop-designate Daniel Mueggenborg before the April 6 Chrism Mass at St. James Cathedral. Photo: Stephen Brashear



A Conversation with Bishop Daniel Mueggenborg

(Nguyên bản tiếng Anh của Kevin Birnbaum trong báo điện tử Northwest Catholic ngày 30 tháng 5, 2017)

 

Đức tân giám mục phụ tá của chúng ta nói về bí quyết nên thánh, lòng mộ mến Thánh Kinh, chạy xe đạp trên vùng núi, và lời quở mắng của Mẹ Têrêxa.

 

Ngày 6 tháng 4 vừa qua Tòa Thánh Vatican loan báo Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Ông Daniel Mueggenborg làm vị giám mục phụ tá thứ hai của Tổng Giáo Phận Seattle. Nguyên là một linh mục của Giáo Phận Tulsa, Oklahoma, đức ông Mueggenborg đã nhận được tin này 11 ngày trước đó, khi ngài hồi âm một lời nhắn do đức khâm sứ tòa thánh tại Hoa Kỳ là Tổng Giám Mục Christopher Pierre, để lại trong điện thoại. Đức khâm sứ xin ngài ngồi xuống để nghe nói về ý muốn của đức giáo hoàng.

“Thế rồi tôi mất ngủ ba đêm liền,” Giám Mục Mueggenborg đã nói với phóng viên báo Northwest Catholic như vậy.

 

Do sự quan phòng của Chúa, nhiều kinh nghiệm từ thời thơ ấu đã khiến ngài hướng về ơn gọi linh mục, như ngài đã phác họa trên trang mạng Giáo Xứ Chúa Kytô Vua, tại Tulsa, nơi mà ngài làm chính xứ kể từ 2011.  Thời gian cậu bé giúp lễ tại Giáo Xứ Thánh Phanxicô Xaviê, ở Stillwater đã nuôi dưỡng ý muốn được ở gần Thánh Thể. Chơi kèn đồng tuba (bè trầm) trong ban diễn hành tại trường trung học ngày trước đã hun đúc lòng ham mê truyền thống thánh nhạc phụng vụ của giáo hội. Đời sống hướng đạo sinh (thực ra ngài là cấp trưởng cao nhất) đã dạy cho ngài những kỹ năng quý giá và giúp ngài trưởng thành về nhân đức và tinh thần phục vụ. Học ngành địa chất tại Đại Học Oklahoma giúp ngài hiểu được giá trị của công trình sáng tạo.

 

Nhưng không phải lúc nào ngài cũng có ý hướng làm linh mục. Ngài nói “Trong những năm cuối trung học tôi không còn muốn theo đuổi con đường linh mục chút nào, thậm chí còn cảm thấy chán nản khi nghĩ đến một ngày kia có thể phải làm linh mục.” Nhưng rồi một kinh nghiệm có tác động mạnh đã xảy ra vào năm thứ nhất đại học làm tôi suy nghĩ lại.

 

Ngài sống ở Roma 11 năm – năm năm đầu là sinh viên và sáu năm sau là thành viên ban giảng huấn tại Giáo Hoàng Chủng Viện Bắc Mỹ (Pontifical North American College). Đối với ngài, điều chủ yếu của Roma “không phải là các di tích cổ xưa, mỹ thuật và các viện bảo tàng.” Nhưng “Roma là thành phố của các thánh và các vị tử đạo,” ngừng một chút rồi ngài nói tiếp: “Đi bộ trên những đường phố Rôma hàng ngày cũng là đi hành hương vậy.”

 

Tân Giám Mục

 

Trong khi còn học tại Roma, ngài có dịp gặp Mẹ Têrêxa vài lần ngắn ngủi nhưng có ảnh hưởng lâu dài. Trong năm đầu ở đó, có một lần ngài bỗng dưng có mặt trong đám chủng sinh cùng khóa đứng chờ đợi như một nhóm nhiếp ảnh gia đi săn hình, hy vọng được gặp gỡ vị thánh tương lai khi bà ra khỏi Dòng Nữ Tu Bác Ái (Charity Convent)

 

Với ý muốn - một ý muốn rất ích kỷ - được Mẹ chú ý đến, tôi la lên: “Mẹ ơi, chúng con yêu Mẹ!”  Bà dừng lại, quay về phía chúng tôi, giơ ngón tay trỏ lên – đúng vậy, ngón tay trỏ mà - rồi bà nói: “Không.” rồi lại nói tiếp, “ Chỉ yêu Chúa Giêsu mà thôi.” Rồi bà bỏ đi.

 

Bốn năm sau, sau khi thụ phong linh mục năm 1989  cha đã cử hành Thánh Lễ cho Mẹ Têrêxa và các nữ tu của bà trong nhà dòng. Khi cha rời khỏi nhà nguyện, Mẹ Têrêxa đã đuổi theo, hôn lên tay cha và nói: “Cảm ơn người anh em đã đem Chúa Giêsu đến cho chúng tôi.”

 

“Không gì có thể làm tôi khiêm nhường hơn và hiểu biết hơn một vinh dự lớn lao là được đem Chúa Giêsu đến cho người ta.” Cha nói thế.

 

Ngài nói chính lời cầu nguyện đã giúp ngài “hòa điệu với trái tim Chúa Kitô”. Ngài thường cầu nguyện suốt ngày, trước và sau các buổi họp. Ngài cũng dành thì giờ đều đặn chầu Thánh Thể. “Chỉ để xin ơn hiệp thông với Chúa Giêsu và mở lòng cảm nghiệm được sự hiệp thông đó.” Ngài nói sự hiệp thông đó là “nơi mà Chúa đem lại ơn chữa lành và sự bình an.” Và “ta cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Cha.”

 

Đức Cha Mueggenborg cũng nói về thú vui chạy xe đạp trên miền núi mà ngài bắt đầu say mê khi còn làm tuyên uý  ở trường trung học trong thập niên 1990 và thường làm mỗi ngày. Ngài nói: “Tôi đã bắt đầu lên mạng tìm hiểu một số địa điểm có đường chạy xe đạp ở Washington.”

 

Sau đây là một số những điều đặc biệt trong câu truyện giữa đức cha và báo Northwest Catholic.

 

Xin đức cha cho biết về thời thơ ấu và vai trò của đức tin trong gia đình khi đức cha đang lớn lên và một số những yếu tố có ảnh hưởng đến việc rèn luyện sau này?

 

Những ảnh hưởng rèn luyện đức tin của tôi có lẽ là ảnh hưởng của cha mẹ tôi, chắc chắn rồi. Ba tôi là người rước lễ hàng ngày, có lẽ cả gần 50 năm nay, và tôi nhớ rõ chúng tôi thường tham dự ngắm đàng thánh giá. Khi chúng tôi tham dự chương trình 40 giờ Chầu Lượt Thánh Thể, mẹ tôi, vì một lý do nào đó, luôn luôn đăng ký phiên chầu lúc 2 giờ khuya, và chúng tôi thường đi với bà. Tôi còn nhớ rõ những giờ phút ấy. Phần lớn đời sống gia đình chúng tôi xoay quanh một trục chính là Thánh Lễ Chủ Nhật, dù ở nhà hay đi nghỉ hè ở đâu cũng vậy.

 

Ở đâu đức cha tìm được niềm vui lớn của đời sống theo ơn gọi?

 

Niềm vui nhất của tôi là khi  thấy những người khác cảm nghiệm được Chúa trong đời họ và đáp ứng theo cảm nghiệm ấy - họ nhận ra điều ấy, đáp ứng, và điều ấy biến đổi họ. Bởi vì điều mà tôi muốn thực sự làm cho người khác là làm sao cho họ được gắn bó chặt chẽ với chính Chúa. Ở đâu cũng vậy, khi người ta gặp được Chúa Kitô, một cuộc gặp gỡ làm cho lòng  họ bừng cháy lên, điều ấy làm thay đổi đời sống người ta và khởi đầu một sự biến cải sâu sắc … thì đó là niềm vui lớn nhất của tôi.

 

Đời sống ở Roma đã ảnh hưởng thế nào đến đức cha và sự hiểu biết  của đức cha về giáo hội?

 

Có hai điều xảy ra khi người ta đến thăm một thành phố cổ xưa như Roma – đúng ra phải nói có hai điều đã xảy ra với tôi. Một là nó làm cho ta cảm thấy rất khiêm nhường và tự nhủ, “Tôi chẳng là cái gì hết, so với 2700 năm lịch sử.” Nó giúp ta hiểu thấu được mạng sống mong manh ngắn ngủi của mình.

 

Nhưng xét về mặt khác, nó có một cái gì thách thức ta, và cái ấy là: ta thấy biết bao người đã trở thành khí cụ phi thường của Chúa chỉ vì họ biết nói xin vâng với Chúa - những người đã làm cho thế giới bùng cháy, họ là các thánh và các vị tử đạo. Họ làm được việc ấy không phải nhờ sức riêng, không phải nhờ đức độ riêng hay tài cán hay thế lực của mình. Họ làm được thế là nhờ sức mạnh của chứng nhân trung thành.

 

Và sự thách thức là ở chỗ đó. Bởi vì không có gì khác biệt giữa ta và những vị thánh lớn, nếu ta có được ý muốn nên thánh như các ngài. Lòng họ mở rộng đón nhận tình yêu Thiên Chúa dành cho họ, và vì họ mở rộng tâm hồn đón nhận tình yêu vĩ đại của Chúa họ có thể là những nguồn mạch dồi dào để chia sẻ tình yêu ấy với người khác.

 

Vậy sự khác biệt giữa các vị thánh lớn và chúng ta là các ngài mở rộng lòng đón nhận tình yêu Thiên Chúa hơn chúng ta và biết chia sẻ tình yêu ấy dồi dào hơn. Nhưng đó là điều ta có thể làm cho chính mình. Vậy sự thách thức là: chúng ta có thể đạt được  thành quả như các thánh nếu ta muốn dâng đời ta như một món quà cho Chúa.

 

Khi còn ở Giáo Hoàng Chủng Viện Bắc Mỹ (Pontifical North American College) học ngành thần học thánh kinh, đức cha có nói trong bài tiểu sử của đức cha về ảnh hưởng của Cha Raymond Brown (một học giả kinh thánh nổi tiếng người Mỹ)

 

… Cha Raymond đã đến và giảng dạy với tư cách giáo sư thỉnh giảng, và khi tôi theo khóa học của ngài, mang tên Sự Chết của Đấng Messia (The Death of the Messia) – nó là tiền thân của quyển sách được xuất bản sau này mang cùng tên ấy – ngài bắt đầu mở lòng trí và tầm mắt chúng tôi, giúp chúng tôi thấy được chiều sâu và sự thích ứng của Thánh Kinh theo cách mà tôi chưa bao giờ thấy được trước đó, và nó bắt đầu giúp tôi nhận ra Thánh Kinh có sức sống, lúc nào cũng muốn nói với ta trong đời sống mỗi ngày, và ta chỉ cần chuẩn bị tai nghe để nghe được thông điệp đó.

 

Ngài đã rót vào lòng tôi một tình yêu to lớn, không những lòng yêu mến Thánh Kinh mà cả lòng ham mê giúp đỡ người ta gặp gỡ Thánh Kinh trên cùng trình độ như vậy, và đó là điều tôi thật sự mong muốn đem về giáo xứ khi trở về với tư cách linh mục, để rồi khi người ta học Thánh Kinh, mục đích theo đuổi không phải là trình độ kiến thức, nhưng là một cuộc gặp gỡ tâm linh, gặp gỡ chính bản thân Chúa Giêsu qua Kinh Thánh.

 

(Xem tiếp kỳ sau)

Vũ Vượng dịch