7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

ĐỨC MARIA VÀ ĐẠO HỒI

Featured Image: he Andronicus Icon of the Mother of God, Consoler of Women by William Hart McNichols (Courtesy of frbillmcnichols-sacredimages.com)


Mary and Islam


Một linh mục Dòng Maryknoll suy niệm về lòng tôn kính Đức Mẹ Đầy Ơn Phước của người Hồi Giáo

 

Bài của Linh Mục James H. Kroeger M.M. 


Nguyên bản tiếng Anh đăng trong Nguyệt San Maryknoll tháng 7/8 năm 2018

 


Tại thành phố Zamboanga trên đảo Mindanao của nước Phi Luật Tân, một học sinh trung học người Hồi Giáo đã giải thích với thầy dạy của em, một linh mục Dòng Tên, về lý do em đã bỏ một buổi học: “Hôm qua là lễ kính Đức Trinh Nữ Maria. Con đi viếng thánh địa của Mẹ tại đồn Pilar để cầu nguyện và xin Mẹ giúp đỡ.”


 

Đối với các Kitô hữu và nhiều người Hồi Giáo ở Zamboanga, đức trinh nữ Maria là tiêu biểu về mặt văn hoá, lịch sử và định mệnh của thành phố. Theo một huyền thoại, thành phố Zamboanga sẽ bị hủy diệt nếu có khi nào người ta không còn cầu nguyện với Đức Bà Đồn Pilar. Lòng sùng kính đức mẹ này đã có tại Zamboanga từ đầu thế kỷ mười tám. Được biết có nhiều người Hồi Giáo vùng này thường đến cầu khẩn xin đức Maria che chở - nhất là trong những lúc khó khăn hay trước khi đi hành hương tại Mecca (thánh địa chính của Hồi Giáo ở vùng trung đông)


 

Đức Trinh Nữ Đồn Pilar là thánh địa chính của đức Mẹ tại đảo Mindanao. Đó là một trong số mấy thánh địa đức Mẹ không nằm trong một thánh đường, nhưng được xây trên một bức tường của một thành lũy cổ xưa do người Tây Ban Nha xây dựng. Vị trí ở ngoài trời giúp cho các Kitô hữu cũng như người Hồi Giáo đều có thể đến dễ dàng.


 

Tại Zamboanga, lễ hội Pilar, ngày 12 tháng mười là ngày biểu hiện tinh đoàn kết và  tinh thần cộng đồng đáng lưu ý. Một số người Hồi Giáo tham gia mừng lễ và còn thắp nến dâng kính tại thánh địa này. Một người dân Zamboanga đã phát biểu một ý kiến sâu sắc, “Mặc dù có nhiều khác biệt về lịch sử và tín lý giữa Kitô giáo và Hồi Giáo, điều có ý nghĩa về lễ hội đặc biệt này là … có một tình thân hữu tốt đẹp đang phát sinh, được chia sẻ và sống động … tình bạn được sản sinh từ lễ hội Đức Trinh Nữ Đồn Pilar vẫn còn là một phép lạ chưa được khám phá.”


 

Hầu hết người Kitô hữu chưa biết được lòng sùng kính mà người Hồi Giáo dành cho Đức Maria. Trong 34 lần mà Kinh Qur’an nói về Đức Maria, có 24 lần bà được nhận định là mẹ của Chúa Giêsu. Ngoài ra không có người phụ nữ nào khác được đề cập, dù chỉ là kể tên trong Kinh Qur’an mà thôi. Một chương của Kinh Kur’an có tựa đề Maryam tường thuật những biến cố Thiên Thần Truyền Tin và Chúa Giêsu sinh ra đời. Hơn nữa, người Hồi Giáo gọi  đức Maria là Sitti Maryam, với từ sitti có ý chỉ bà được yêu mến vì đặc ân làm Mẹ Chúa Giêsu.


 

Tiên tri Muhammad luôn tỏ thái độ sùng kính đức Maria. Ông gọi bà là điềm lành cho toàn thể tạo vật và và kiểu mẫu cho tất cả các tín hữu. Như Kinh  Kur’an (66:12) đã nhận định, “bà tín thác vào lời Chúa của bà và tin vào Kinh Thánh của Chúa.” Vị tiên tri thành Mecca xem Maria là điềm lành và kiểu mẫu vì bà đã thực sự hiến dâng (đạo Hồi) cho thánh ý của Đấng Allah/Chúa. Phúc Âm thánh Luca cũng ghi nhận một đức tính như thế nơi đức Maria: “Maria nói: tôi là nữ tỳ của Chúa. Xin vâng như lời ngài truyền.” (1:38)


 

Một điểm tương tự khác là phẩm cách đặc biệt của đức Maria là một người được Chúa ưu ái đặc biệt. Kinh Kur’an (3:42) nói: Đấng Allah đã chọn bà, và làm cho bà được trinh khiết và tôn vinh trên mọi người nữ”, trong khi Phúc Âm thánh Luca (1:28, 42) nói: “Kính mừng bà, đầy ơn phước … bà được chúc phúc giữa những người nữ.”


 

Công Đồng Vatican II khuyên người Công Giáo nên có thái độ thích hợp đối với những người Hồi Giáo lân cận. Công đồng đã nói trong văn kiện Nostra Aetate (có nghĩa Trong Thời Đại Chúng Ta) về những liên hệ giữa Công Giáo và các tôn giáo khác: “Mặc dù trong dòng lịch sử nhiều thế kỷ qua, đã có những cuộc tranh cãi và xung đột nổi lên giữa những người Kitô Giáo và Hồi Giáo, hội đồng giám mục tối cao này thúc dục tất cả mọi người hãy quên đi quá khứ và thành khẩn tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau. Vì lợi ích chung của tất cả nhân loại ta hãy theo đuổi một chính nghĩa chung là giữ gìn và xây dựng công bằng xã hội, bảo vệ thuần phong mỹ tục, hòa bình và tự do.”


 

Những người Kitô hữu và Hồi Giáo không đồng ý với nhau về nhiều phương diện của đức tin và học thuyết. Tuy vậy tình trạng này không ngăn cản họ cùng nhau xây dựng một lòng tôn vinh chung đối với đức Maria là “Đức Bà” của chúng ta. Biết đâu đức Maria có thể là một nhịp cầu thắt chặt tình anh em để những người Hồi Giáo và Kitô giáo có thể nắm thay nhau, để cùng nhau thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất và chân thật.



Vũ Vượng dịch



Maryknoll priest reflects on Muslim reverence for the Virgin Mary


In the city of Zamboanga on the island of Mindanao in the Philippines, a Muslim high school student explained to his Jesuit teacher why he had missed class. “Yesterday was the fiesta of the Virgin Mary, Nuestra Señora del Pilar,” the student said. “I visited her shrine at Fort Pilar to pray and ask for her help.”

 

For Christians and many Muslims of Zamboanga, the Virgin Mary symbolizes the city’s culture, history and destiny. A legend says the city will be destroyed if its people ever stop praying to Our Lady of Pilar, a devotion in Zamboanga dating back to the early 1700s. Many Muslims from the area are known to implore Mary’s protection—particularly in difficult times or before they begin their pilgrimage to Mecca.

 

The Virgin of Pilar is the main shrine to Mary in Mindanao. It is one of the few Marian shrines not located inside a church, but rather is on the wall of an old Spanish-built fort. The shrine’s outdoor location makes it accessible to Muslims and Christians alike.

 

In Zamboanga, the Feast of Pilar on Oct. 12 is a day when a remarkable spirit of unity and community is manifested. Some Muslims join the celebration and even light candles as an offering at the shrine. Although there are clear historical and dogmatic divergences between Muslims and Christians, a perceptive Zamboangueño commented: “What is significant about this particular event is … a positive level of relationship is being born, shared and lived … the friendship generated by the Feast of the Virgin of Pilar remains an undiscovered miracle.”

 

Most Christians are unaware of the Muslim reverence for the Virgin Mary. In 24 of the 34 references to Mary (Maryam) in the Qur’an, she is identified as the mother of Jesus. No other woman is even mentioned by name in the Qur’an. One chapter of the Qur’an (Sura 19) is entitled “Maryam” and narrates events of the Annunciation and Jesus’ birth. In addition, Muslims call Mary Sitti Maryam, with Sitti being a term of endearment because of her privilege to be the mother of Jesus.

 

Muhammad’s attitude toward Mary was always reverent and respectful. He spoke of her as a sign for all creation and a model for all believers. As the Qur’an notes (66:12), “she put her trust in the words of her Lord and believed in his Scriptures.” The Prophet of Mecca saw Mary as a sign and model because she truly submitted (Islam) to the will of Allah/God. This same virtue of Mary is recorded by Saint Luke: “Mary said: I am the servant of the Lord. Let it be done to me as you say” (1:38).

 

Another parallel is Mary’s special dignity as one favored by God. The Qur’an (3:42) says: “Allah has chosen you, and made you pure, and exalted you above all women”; the Gospel of Luke (1:28, 42) states: “Hail, full of grace … blessed are you among women.”

 

The Second Vatican Council advised Catholics on the proper attitude toward their Muslim neighbors. “Although in the course of the centuries many quarrels and hostilities have arisen between Christians and Muslims, this most sacred Synod urges all to forget the past and to strive sincerely for mutual understanding,” the council said in its document Nostra Aetate on Catholic relations with other religions. “On behalf of all humanity, let them make common cause of safeguarding and fostering social justice, moral values, peace and freedom.”

 

Christians and Muslims are not in agreement in many aspects of faith and doctrine, yet, this does not prevent them from nurturing a deep and mutual reverence for Mary as “Our Lady” (Sayidat). Perhaps Mary can be a bridge to closer fellowship, where Muslims and Christians clasp each other’s hand in worship of the one, true God.

 

By James H. Kroeger



JAMES H. KROEGER 
Maryknoll Father James H. Kroeger of Appleton, Wis., has served in the Philippines and Bangladesh since 1970. He now teaches at Loyola School of Theology, East Asian Pastoral Institute and Mother of Life Catechetical Center in Manila.