7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

CÒN KỲ DIỆU HƠN CẢ NHỮNG PHÉP LẠ

Photo: Shutterstock illustration


More Marvelous than Miracles


Bài của đức Tổng Giám Mục J. Peter Sartain, nguyên bảng tiếng Anh đăng trong báo Northwest Catholic tháng 4, 2018

 


Chúng ta đã chết trong tội lỗi, nhưng đã được phục hồi sự sống trong Đức Kitô - giờ đây ta phải bắt đầu sống như ngài đã sống.

 

Trong Sách Tông Đồ Công Vụ 3:1-10, Thánh Luca kể lại một người hành khất què được chữa lành tại Mỹ Lệ Môn (Beautiful Gate) của đền thờ tại Jerusalem. Sau khi được chữa lành, anh ta vào trong đền thờ với Phêrô và Gioan “vừa đi vừa nhảy và ca ngợi Thiên Chúa.” Anh ta vẫn còn ở sát bên hai vị khi Phêrô bắt đầu nói với dân chúng.


 

“Hỡi các người Israel, tại sao các người kinh ngạc về việc này, và tại sao các người chăm chú nhìn chúng tôi như là chúng tôi đã làm cho anh ấy đi được bằng quyền năng và lòng sùng mộ của riêng chúng tôi?... Người đàn ông này mà quý vị đều thấy và biết, đã được làm cho mạnh mẽ nhờ danh Chúa Giêsu và chính đức tin trong suốt việc này đã cho anh được sức khoẻ hoàn hảo, trước mặt tất cả quý vị.” (Công Vụ 3:12-16). Nói cách khác không phải chúng tôi đã chữa lành anh ấy - nhưng chính là Chúa Giêsu.



Tôi tự hỏi: người hành khất ấy, giờ đây đã được lành lặn, có biết tiến lên và sống một nếp sống mới sau cái ngày vui mừng ấy chăng?


 

Lành bệnh đi kèm với trách nhiệm


Một ngày kia có một giáo dân bị bệnh trầm trọng, rồi sau một ca mổ nguy hiểm, ông đã cho tôi xem một lá thư mà bác sĩ đã viết cho bà vợ ông ta. Thư cho biết ông ta đã được chính thức xuất viện không cần chăm sóc y khoa nữa. Đại để thế này: “Bà Smith thân mến, tôi vui mừng báo tin cho bà hay chồng bà đã hoàn toàn bình phục sau ca phẫu thuật. Không có hạn chế nào về các sinh hoạt của ông, ngoại trừ một việc: ông ta không bao giờ được hút bụi sàn nhà. Thân chào. BS Jones.” Ta thử đoán xem, ai đã gây áp lực để có lá thư này.


 

Một lần khác tôi tình cờ gặp lại một người bạn cũ trong một buổi dã ngoại (picnic). Anh ta bị liệt giường mấy tháng sau một cơn đau tim suýt vong mạng. Tôi nói: “Trông anh khoẻ lắm.” Anh ta đáp lại: “Dạ, và con cũng cảm thấy tuyệt vời nữa.” Tôi hỏi: “Bác sĩ có có bắt hạn chế ăn uống gì không?” Với một nụ cười hóm hỉnh anh ta nói: “Bác sĩ bảo con có thể ăn bất cứ thứ gì con muốn. Phải kiếm mãi con mới tìm được ông bác sĩ đó.”


 

Nhưng sự thường là các bác sĩ cho bệnh nhân những lời khuyên bỏ thói quen cũ, thay đổi cách sống, nhất là sau khi đã hồi phục sau một cơn bệnh trầm trọng: giảm 20 pound, bỏ hút thuốc, luyện tập, kiêng đồ ăn có mỡ, giảm uống rượu, tránh chất caffein. Những lời khuyên ấy nhằm mục đích giữ gìn và tăng cường sức khoẻ của bệnh nhân – và ngăn ngừa chứng bệnh tái phát tệ hại hơn nữa.

 


Dù chúng ta thường cố chữa mình, dù chúng ta thường muốn ăn cái gì ta thích và làm cái gì ta thích, dù ta chỉ muốn tìm một thầy thuốc nào biết nói điều ta muốn nghe, ta cũng biết rằng cần phải thay đổi một cái gì sau khi đã khỏi được một chứng bệnh trầm trọng. Bệnh lành rồi thì phải có trách nhiệm sống sao cho lành mạnh.

 


Trong khi hiện ra với các tông đồ sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu đã cho họ xem tay và chân - những bàn tay bàn chân mới phục sinh của ngài, và mở lòng trí cho họ hiểu về những điều Thánh Kinh đã nói: đấng Kitô sẽ phải chịu đau khổ và sẽ sống lại ngày thứ ba, và anh em phải đi rao giảng khắp các nước, kêu gọi thống hối để được ơn tha tội.

 


Nhiều đoạn Thánh Kinh kể lại nhiều lần Chúa Giêsu chữa bệnh và tha tội rồi nói: “Hãy đi và đừng phạm tội nữa.” Vì món quà của ngài, những người đã được chữa lành và tha tội phải nhận lấy một đời sống mới - một đời sống phục sinh. Những Kitô hữu thời sơ khai có một sự hiểu biết như thế về nhiệm vụ được trao cho những kẻ được chữa lành tội lỗi và cứu khỏi chết nhờ Phép Rửa. Nhờ sự chữa lành trên hết các sự chữa lành này, nhờ được trở lại từ cõi chết, các Kitô hữu phải sống một đời sống mới.

 


Đời sống của ta có chứng tỏ rằng ta đã chịu phép rửa chăng?


Thánh Phaolô dạy rằng vì ta nhận ra đời sống mới được ban cho ta nhờ sự chết và sống lại của Chúa Kitô ta cũng phải nhìn nhận rằng cần phải có những sự điều chỉnh làm thay đổi đời sống. Vì hoàn cảnh đã thay đổi mọi việc cũng phải thay đổi. Ta đã được lành bệnh - tại sao lại muốn bệnh trở lại? Ta đã chết trong tội lỗi nhưng được tái sinh trong Đức Kitô - tại sao lại muốn sa vào những thói quen nguy hiểm cũ? Chúng ta đã được tìm thấy - tại sao lại muốn lạc đường trở lại? Chúng ta là những kẻ nô lệ nhưng đã được giải thoát nhờ Chúa Kitô - tại sao lại muốn lâm vào kiếp nô lệ một lần nữa?

 


Mùa Phục Sinh là thời gian chủ yếu để hỏi phải chăng đời sống của ta, những lời ta nói, thứ tự ưu tiên ta đặt ra có chứng tỏ rằng ta đã chịu Phép Rửa trong Đức Kitô? Trong Mùa Chay ta dùng thì giờ để xem xét nhu cầu thống hối, để “vứt bỏ” con người cũ. Lễ Phục Sinh cho ta cơ hội để “mặc lấy” những đường lối của Chúa Kitô, để duy trì và tăng cường sức khoẻ - đời sống - mà ngài đã phục hồi cho ta.

 


Những kẻ được Chúa chữa lành và tha tội thường mau chóng trở thành những người rao giảng tin mừng. Người què cất bước, người câm nói lên. Chắc chắn đó là một cảnh trí vui mừng khôn tả, một cảnh trí không thể mau quên. Chắc họ đã thốt lên: “Coi này, ngài đã làm cho tôi được thế này.” Chắc hẳn có những người đứng xem say mê vì phép lạ hơn là sứ điệp (của phép lạ), nhưng không ai phủ nhận rằng có cái “trước” và cái “sau”.

 


Những phép lạ của Chúa Giêsu thật kỳ diệu, chắc hẳn rồi, nhưng điều còn huyền diệu hơn nữa  là khi những kẻ được ngài chữa lành bắt đầu sống như ngài đã sống.

 


Những Kitô hữu là những dấu chỉ nước Thiên Chúa tới đây rồi. Có một cái “trước kia”, nhưng chúng ta là một dân tộc của “mai sau”. Ước gì những gì liên quan đến ta đều cho người ta thấy  sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh.

 


Vũ Vượng dịch





We were dead in sin but have been brought back to life in Christ — now we must begin to live as he lived

 

In the Acts of the Apostles 3:1–10, St. Luke recounts the healing of the crippled beggar at “The Beautiful Gate” of the temple in Jerusalem. After the man was cured, he went inside with Peter and John, “walking and jumping and praising God.” He was still clinging to them when Peter began to address the people.

 

“You Israelites, why are you amazed at this, and why do you look so intently at us as if we had made him walk by our own power or piety? … [T]his man, whom you see and know, [Jesus’] name has made strong, and the faith that comes through it has given him this perfect health, in the presence of all of you.” (Acts 3:12-16) In other words, it was not we who cured him — it was Jesus.

 

I wonder: Did the beggar, now cured of his physical affliction, go forward and live a new kind of life after that joyous day?

 

With healing comes responsibility

 

A parishioner who had undergone serious surgery once showed me a letter the doctor had written his wife indicating that he had been officially released from medical care. It went something like this: “Dear Mrs. Smith, I am happy to inform you that your husband has completely recovered from surgery. There are no restrictions on his activity, except for one. He should never vacuum the floors. Sincerely yours, Dr. Jones.” Guess who dictated the letter.

 

I once ran into an old friend at a picnic. He had been laid up for months after a near-fatal heart attack. “You look great,” I said. “Yep,” he responded, “and I feel great, too.” “Has the doctor placed any restrictions on your diet?” I asked. With a mischievous smile he said, “He told me I could eat anything I want. It took me a long time to find that doctor.”

 

It is not unusual for doctors to give patients habit-breaking, life-altering advice, particularly after recovery from serious illness: Lose 20 pounds; stop smoking; get some exercise; stay away from fatty foods; cut down on alcohol consumption; no caffeine. The advice is given with a view toward maintaining and improving the patient’s health — and preventing an even worse recurrence of the illness.

 

As hard as we try to make excuses, as much as we’d like to eat what we like and do what we like, as much as we’d like to find a doctor who will tell us what we want to hear, we know that something must change after we have recuperated from serious illness. With healing comes responsibility for healthy living.

 

In his appearance to the apostles after the Resurrection, Jesus showed them his hands and feet — his new, resurrected, hands and feet — and opened their minds to what the Scriptures had said, that the Christ would suffer and rise on the third day, and that repentance for the forgiveness of sins would be preached in his name to the nations.

 

Several Gospel passages report incidents when Jesus healed or forgave and said, “Go, and sin no more.” As a result of his gift, the healed and forgiven were to take up a new life — a resurrected life. Early Christians had a similar understanding of the duty handed those who had been healed from sin and saved from death in baptism. As a result of this healing of healings, this return from the dead, Christians were to live a new life.

 

Do our lives give witness to our baptism?

 

St. Paul teaches that as we recognize the new life given us by the death and resurrection of Christ, we must also recognize that life-altering adjustments are in order. Things must change because things have changed. We have been healed — why would we want to be sick again? We were dead in sin but have been brought back to life in Christ — why would we want to fall back into old lethal habits? We have been found — why would we want to get lost again? We were slaves but have been set free by Christ — why would we want to go back into slavery?

 

The Easter season is prime time to ask whether the lives we lead, the words we say and the priorities we set give witness to our baptism in Christ. During Lent we took time to examine our need to repent, to “put off” the old person. Easter offers us the opportunity to “put on” the ways of Christ, to preserve and strengthen the health — the life — he has restored to us.

 

Those healed and forgiven by the Lord often became instant evangelizers. The crippled walked, the mute spoke — it must have been a joyous, incredible sight, one not soon forgotten. “Look what he did for me!” they must have exclaimed. Undoubtedly some onlookers were more fascinated by the miracles than the message, but there was no denying the “before” and “after.”

 

Still, as marvelous as Jesus’ miracles must have appeared, it must have been even more marvelous when those who had been healed by him began to live as he lived.

 

Christians are signs that the kingdom of God is here. There was a “before,” but we are a people of the “after.” May everything about us point to the presence of the Risen Christ.


Northwest Catholic - April 2018