7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

TẠI SAO CÁC LINH MỤC CÔNG GIÁO KHÔNG KẾT HÔN?

Photo: Shutterstock


Why Don’t Catholic Priests Get Married?


Bài Hỏi-Đáp của Cha Cal Christiansen đăng trong Northwest Catholic quyển 4 số 7 tháng 9 năm 2016


 HỎI: Có một câu hỏi con thường muốn hỏi trực tiếp một linh mục nhưng chưa bao giờ hỏi. Tại sao một linh mục không kết hôn? Con thường đoán rằng chỉ vì các cha quá bận rộn và không thể trở thành những người chồng người cha lý tưởng vì đời sống linh mục có nhiều đòi hỏi quá. Ngoài ra còn có những lý do gì khác nữa chăng?

ĐÁP: Đây là lý do chính khiến linh mục ở độc thân trong giáo hội: đó là một món quà tuyệt vời! Đó là sự đáp ứng lời mời gọi yêu thương một cách đặc biệt của Thiên Chúa, một cách đáp ứng tích cực và tự ý. Đó là lời mời gọi yêu thương mở rộng và sẵn sàng cho mọi người. Lý do chắc chắn không phải chỉ vì quá bận rộn.

Bắt đầu cần phải nêu rõ hai điều. Trước hết, ngay từ đầu của giáo hội, nhiều giáo dân nam nữ - chưa kể vô số tu sĩ nam nữ - đã ở độc thân để tìm kiếm nước Thiên Chúa, và sự kiện này tiếp tục cho tới ngày nay. Thứ hai, kỷ luật độc thân của linh mục trong giáo hội Công Giáo không có tính cách tuyệt đối. Đây đó cũng có một số giáo sĩ có gia đình thuộc Anh Giáo (và những hệ phái Thiên Chúa giáo khác) đã trở lại Công Giáo và vẫn tiếp tục làm linh mục. Lại nữa, những giáo hội Công Giáo Đông Phương hiệp thông với giáo hội La Mã thường nhận những đàn ông có gia đình làm linh mục.

Tuy nhiên, kỷ luật độc thân của linh mục (tình trạng ở vậy, không biết đến những quan hệ tình dục) vẫn là một phần quan trọng trong truyền thống của chúng ta. Điều này có nhiều lý do, ngoài lý do thực tế là các linh mục quá bận rộn không thể lập gia đình được. Ta hãy xem xét một số đoạn Kinh Thánh.

Chúa Giêsu nói với Matthêu 22:30, “ Khi sống lại họ không lấy vợ, được gả chồng nhưng giống như những thiên thần trên trời. Tình trạng độc thân của linh mục có ý chỉ tình trạng phục sinh trong tương lai khi mà mọi người được thờ lạy và chúc tụng Thiên Chúa trong cõi đời đời.”

Một đoạn khác trong thư thứ nhất gửi giáo hữu thành Côrintô của Thánh Phaolô khi thánh nhân nêu lên một điểm quan trọng: đàn ông có vợ, đàn bà có chồng lo lắng về những sự đời này trong khi những người độc thân lo lắng những gì thuộc về Chúa (xem 7:32-35) Ngài còn nói mạnh hơn nữa: “Tôi muốn mọi người giống như tôi.” (nghĩa là ở độc thân) (7:7)

Thánh Phaolô thấy rõ ràng giá trị của độc thân ngay trong đời mình và mong muốn mọi người theo gương ngài. Đối với ngài ở độc thân là một phương thế mãnh liệt để theo sát bước chân của Chúa. Chính Chúa cũng ở độc thân.

Giáo hội ngay từ thuở ban sơ đã thấy giá trị của đời độc thân trong tất cả hàng giáo phẩm, và trải qua nhiều thế kỷ đã biến nó thành một kỷ luật bắt buộc cho những ai chịu chức linh mục. Một trong những văn kiện đầu tiên của giáo hội quy định đời sống độc thân được tìm thấy trong giáo luật 33 của Công Đồng Elvira vào thế kỷ thứ tư. Luật quy định rằng các giám mục, kỳ hào (presbyters) và thầy sáu phải hoàn toàn không được ở với vợ và không được có con.

Vào thế kỷ thứ mười hai, trong Công Đồng Lateran thứ hai, sống độc thân được quy định chính thức và phổ quát cho Giáo Hội Latinh. Luật này được tái khẳng định trong Công Đồng Trente năm 1563.

Vậy tại sao giáo hội phải xác nhận nhiều lần trải qua nhiều thế kỷ ở độc thân là một điều bắt buộc cho chức linh mục. Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Người ta nhìn vào  linh mục vì muốn nhìn vào Thiên Chúa! Không ai nhìn thấy Chúa Kytô, nhưng mọi người đều thấy linh mục, và qua linh mục họ nhìn thấy Chúa, dù chỉ thấy thoáng qua!”

Ơn và kỷ luật sống độc thân giúp cho linh mục được một lòng một trí phụng sự Chúa và dân Chúa một cách tốt đẹp, khắng khít chẳng khác nào một cuộc hôn nhân. Qua đời sống độc thân và sự trung thành trong đấng bậc ấy, linh mục cũng là tiêu biểu cho một dấu chỉ quan trọng và quý giá về sự tương phản  trong nếp sống của chúng ta, lưu ý toàn thể thân mình màu nhiệm của Chúa Kitô phải tìm kiếm nước Thiên Chúa trước hết rồi  “tất cả những điều khác sẽ được ban cho anh em sau. (Matthêu 6: 33)

Nguyện xin Chúa chúc lành cho ông hôm nay và mai sau mãi mãi.

Vũ Vượng dịch


 WHY DON’T CATHOLIC PRIESTS GET MARRIED?

Written by Father Cal Christiansen      Published in Ask Father

Q: There’s a question that I’ve always wanted to ask a priest directly but have never done so. Why don’t priests get married? I’ve always assumed that they were simply too busy and would not make ideal husbands and fathers because of the demands of their priestly life. Are there other reasons in addition to this?

A: The gift of priestly celibacy within the church is precisely that: a tremendous gift! It is a freely chosen and positive response to God’s invitation to love in a specific way. It is an invitation to have a loving heart that is open and available to all. It certainly is not just because of busy-ness.

To begin with, it’s important to point out two things. First, since the beginning of Christianity, many lay women and men — not to mention countless religious sisters and brothers — have remained celibate for the kingdom of God, and this continues today. Second, the discipline of priestly celibacy within the Catholic Church is not absolute. There are isolated instances of Anglican (and other Christian) married clergy converting to the Catholic Church who continue serving as priests. Also, Eastern Catholic churches in union with Rome often admit married men to the priesthood.

Still, the discipline of priestly celibacy (the state of abstaining from marriage and sexual relations) remains an important part of our tradition. There are many good reasons for this besides the fact that priests are too busy to marry. Let’s look at a couple of passages from Scripture.

Jesus says in Matthew 22:30, “At the resurrection they neither marry nor are given marriage but are like the angels in heaven.” Priestly celibacy points to this future resurrected state where we will simply give glory and worship to God for all eternity.

Another important passage comes from St. Paul’s First Letter to the Corinthians, wherein he makes the important point that married men and women are anxious about the things of this world whereas those who are unmarried are anxious about the things of the Lord. (see 7:32-35) He even says, “I wish everyone to be as I am” (that is, unmarried). (7:7)

St. Paul clearly saw the value of celibacy within his own life and desired that others would follow his example. The celibate life for him was a powerful way to follow closely in the footsteps of the Lord, who was himself celibate.

The church, from very early on, saw the value of celibacy for all of the clergy, and over time made it an obligatory discipline for all those ordained to the priestly state. One of the first written records of the church mandating an essentially celibate state came from canon 33 of the fourth-century Council of Elvira. It said that bishops, presbyters and deacons were to abstain completely from their wives and not to have children.

In the 12th century, at the Second Lateran Council, celibacy became officially and universally mandated for the Latin Church. This ruling was reaffirmed at the Council of Trent in 1563.

So why has the church reaffirmed the gift of celibacy as something required for the priestly state over the centuries? St. John Paul II once said, “The world looks to the priest, because it looks to Jesus! No one can see Christ; but everyone sees the priest, and through him they wish to catch a glimpse of the Lord!”

The gift and discipline of celibacy gives a priest a single-minded heart and will that seeks to serve the Lord and the people of God in a beautiful nuptial way. Through celibacy and fidelity to it, a priest also represents an important and valuable sign of contradiction within our culture, saying to all of the body of Christ to seek first the kingdom of God and “all of these things will be given you besides.” (Matthew 6:33)

May God’s blessings be with you today and always!

Northwest Catholic - September 2016