7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

TÌM HIỂU THÊM VỀ KINH LẠY CHA

Photo: Stephen Brashear


Revisiting the Lord’s Prayer

Bài giải đáp của Đức Giám Mục Daniel Mueggenborg.

Nguyên bản tiếng Anh đăng trong nguyệt san Northwest Catholic tháng 7, 2018


 

‘Xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày’

Câu nói này tuy thấy vậy mà không phải vậy.


 

HỎI:   Trong một bài báo mới đây, cha có bàn về đề nghị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, muốn làm sáng tỏ lời văn của Kinh Lạy Cha. Còn những phần khác của Kinh Lạy Cha cũng cần được làm sáng tỏ chăng?

 

ĐÁP:   Trước hết tôi xin đề nghị bất cứ ai đọc bài báo này nên đọc bài báo trước đây trong nguyệt san Northwest Catholic tháng tư, 2018, bàn về ba nguyên tắc quan trọng về việc diễn giải và phiên dịch mà tôi xin miễn bàn lại ở đây.

 

Cũng xin nói, trước khi trả lời, rằng những suy nghĩ sau đây không phải là những tư tưởng đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công khai đề nghị. Nói đúng hơn, những tư tưởng này phản ánh niềm tin của riêng tôi là một Kitô hữu và một nhà thần học Kinh Thánh Công Giáo. Sau khi đã xác minh như trên, bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi của ông.

 

Vâng, tôi tin rằng có những đoạn khác trong Kinh Lạy Cha mà một ngày nào đó ta cần phải làm cho sáng tỏ để nói lên một cách chính xác hơn sự thật mà Chúa có ý nói.

 

Không phải chỉ là bánh ăn thông thường


Điều cần phải làm sáng tỏ nhất là câu : Xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày.”

Vấn đề có liên quan đến từ hàng ngày được dùng ở đây. Từ epi-ousion trong tiếng Hy Lạp của Phúc Âm thánh Luca 11:3 và Matthêu 6:11 thật sự không có nghĩa là hàng ngày.


Khó mà biết được từ này có nghĩa gì trong tiếng Hy Lạp bời vì nó chỉ được dùng trên một dòng này của Kinh Lạy Cha và không thấy dùng ở bất cứ nơi nào khác trong toàn thể Tân Ước. Thực ra, người ta không thấy từ epiousion ở bất cứ nơi nào trong văn chương Hy Lạp cổ đại. Có thể nói dường như từ này được tạo ra chỉ để dùng trong một dòng này của Kinh Lạy Cha mà thôi. Tính độc nhất đó không khỏi khiến ta thắc mắc tại sao một từ riêng biệt như thế đã được dùng.

 

Trước khi đi xa hơn, tôi xin giải thích hoàn cảnh nào đã khiến cho từ này được dịch là hàng ngày. Việc này xảy ra vào khoảng năm 387 khi Thánh Jerome được trao cho nhiệm vụ phiên dịch Thánh Kinh ra tiếng nói của quần chúng, lúc ấy không còn phải là tiếng Hy Lạp nữa, nhưng là tiếng Latinh. Thánh Jerome đã nghiên cứu tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp gần 20 năm trước khi phiên dịch những bản văn này ra tiếng Latinh. Khi ngài dịch đến từ epiousion trong Kinh Lạy Cha, ngài bối rối, không biết thật sự nó có nghĩa gì, cho nên dường như ngài đã dịch nó trong một chừng mực nào đó thôi, bằng cách dùng từ quotidiano trong tiếng Latinh có nghĩa là mỗi ngày.

 

Những bậc tiền bối khác của giáo hội thời sơ khai có sự hiểu biết khác hẳn về ý nghĩa của từ này, như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chỉ rõ trong tác phẩm Giêsu Thành Nazareth xuất bản năm 2007: “Sự thật là các bậc tiền bối của giáo hội trên thực tế đã nhất trí về cách hiểu thỉnh nguyện thứ tư trong Kinh Lạy Cha, coi đó là lời cầu xin được rước Thánh Thể.

 

Người ta đi tới kết luận này chính vì cấu trúc của từ epiousion. Từ epi trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ở trên, cao hơn, từ trên và còn có nghĩa là siêu đẳng nữa. Ousion có nghĩa là tinh chất, chất liệu, hữu thể và bản chất. Vì lý do đó các bậc tiền bối của giáo hội - kể cả các thánh Ambrose, Augustinô, và Peter Chrysologus - đều hiểu từ này chỉ bánh siêu nhiên của Thánh Thể, và không phải chỉ là bánh mì thông thường để nuôi sống hàng ngày.

 

Cầu xin chịu Thánh Thể hàng ngày


Trong niềm tin cổ truyền này luôn luôn có sự suy xét sâu xa của giáo hội Công Giáo về ý nghĩa của Kinh Lạy Cha. Ngay cả sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng nói  rõ rằng mặc dù có thể hiểu từ epiousion nhiều cách khác nhau, kể cả cách hiểu theo truyền thống là hàng ngày, cách dịch đúng nhất và sát nhất có lẽ là chất siêu nhiên hay tinh chất siêu nhiên (CCC 2837). Đó chính là Thánh Thể vậy!

 

Khi đọc thỉnh nguyện này trong Kinh Lạy Cha, chúng ta thực sự đang xin Chúa “cho chúng ta hôm nay bánh siêu nhiên của chúng ta (Thánh Thể)”. Đó là lời cầu xin được Rước Lễ hàng ngày.

 

Khi ta hiểu thỉnh nguyện này như vậy, ta có thể nắm vững được ý nghĩa của những thỉnh nguyện còn lại (trong Kinh Lạy Cha.)


  • Chính vì được thông phần vào mình Chúa Kitô, tức là chính sự sống của Chúa Kitô trong Thánh Thể mà ta được ơn tha tội tuôn trào từ thánh giá của Chúa (“và tha nợ chúng con”)


  • Chính nhờ ở trong Chúa Giêsu Kitô mà ta dám cầu xin ơn tha thứ “như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,” bởi vì ai có quyền tha tội một cách hoàn hảo, hoàn toàn và vĩnh viễn ngoài chính Chúa Giêsu? Ta chỉ có thể tha thứ cho kẻ khác qua Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu. Ta cảm thấy được thông phần với Chúa Giêsu bằng một ân huệ đặc biệt và phi thường nhờ Thánh Thể.


  • Chúa Giêsu là đấng chỉ cho ta biết phải vượt thắng cơn cám dỗ cách nào và chỉ có ngài là đấng đã sống một cách hoàn hảo trong sự vâng phục Chúa Cha, cho nên chỉ nhờ được thông phần với ngài mà ta có thể thực sự nói “Chớ để chúng con sa chước cám dỗ.”


  • Sau hết, Chúa Giêsu là đấng duy nhất đã toàn thắng mọi quyền lực của tội lỗi và sự chết nhờ thánh giá và sự phục sinh của ngài. Chỉ có ngài mới có thể bảo vệ ta khỏi quyền lực của Ác Thần nếu ta ở trong tay ngài (xem Gioan 10:28-29) Chỉ có ngài mới có thể “cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, hiểu theo một ý nghĩa đầy đủ nhất. 


Đó là quyền năng của Thánh Thể nuôi dưỡng linh hồn ta hàng ngày. Chúa Giêsu muốn ta phải mong muốn sự nuôi dưỡng ấy, cầu xin sự nuôi dưỡng ấy, và phải dành thì giờ để tiếp nhận sự nuôi dưỡng ấy.

 

Vũ Vượng dịch



‘Give us this day our daily bread’ means more than meets the eye

Q: In a recent column you commented on Pope Francis’ suggestion that the text of the Lord’s Prayer be clarified. Are there other parts of the Lord’s Prayer that should be clarified?

A: Let me begin by recommending that anyone reading this column should read that earlier article in the April 2018 edition of Northwest Catholic. It covers three important principles for interpretation and translation, which will not be repeated here. 

I would also like to preface my answer by saying that the following thoughts have not been publicly advocated by Pope Francis. Rather, they reflect my personal belief as a Catholic Christian and biblical theologian. With those qualifying comments stated, I will now address your question.

Yes, I do believe there are other sections of the Lord’s Prayer that one day might be clarified so as to more accurately communicate the divinely intended truth.

Not just ordinary bread

The most important clarification concerns the phrase “Give us this day our daily bread.”

The problem involves the use of the word daily. The Greek term used in Luke 11:3 and Matthew 6:11 is epi-ousion, which doesn’t really mean daily.

It’s difficult to know what this Greek term means because it is only used in this one line of the Lord’s Prayer and no other place in the entire New Testament. In fact, epiousion isn’t used anywhere in ancient Greek literature. It is almost as if this word was created specifically for this one line in the Lord’s Prayer. That uniqueness should make us wonder why such a singular term would be used.

Before going on, let me first explain how it came to be translated as daily. It happened around the year 387 when St. Jerome was given the task of translating the Bible into the language of the people, which by then was Latin and no longer Greek. Jerome studied Hebrew and Greek for nearly 20 years before translating the texts into Latin. When he came to the word epiousion in the Lord’s Prayer, he was perplexed and didn’t quite know what it meant, so he seems to have translated it in a limited way using the Latin term quotidiano, which means each day.

Other early church fathers had a very different understanding of what the term meant, as Pope Benedict XVI pointed out in his 2007 book Jesus of Nazareth: “The fact is that the Fathers of the Church were practically unanimous in understanding the fourth petition of the Our Father as a Eucharistic petition.”

They came to this conclusion because of epiousion’s very composition. The Greek term epi means abovehigherfrom above and even superOusion means essencesubstancebeing and nature. For this reason, the church fathers — including Sts. Ambrose, Augustine and Peter Chrysologus — commonly understood the phrase to refer to the supernatural bread of the Eucharist and not just the ordinary bread of daily sustenance.

A prayer for daily Eucharist

This ancient belief has always been part of the Catholic Church’s deeper reflection on the meaning of the Lord’s Prayer. Even the Catechism of the Catholic Church clearly states that while there are several possible ways of understanding the term epiousion, including the traditional daily, the most probable and most literal translation is really super-substantial or super-essential(CCC 2837) That’s the Eucharist!

When we pray this petition of the Lord’s Prayer, we are really begging God to “Give us today our supernatural (eucharistic) bread.” That’s a prayer for daily reception of the Eucharist.

When we understand the petition in this way, we can grasp the meaning of the remaining petitions:

It is through our sharing in the body of Christ, the very life of Jesus in the Eucharist, that we receive the forgiveness which flows from our Lord’s cross (“forgive us our trespasses”).

It is only in Christ Jesus that we dare to pray for forgiveness “as we forgive those who trespass against us,” because who can forgive perfectly, completely and eternally except Jesus himself? We can only forgive others through Jesus, with Jesus and in Jesus. We experience this communion with Jesus in a distinctive and extraordinarily graced way through the Eucharist.

Jesus is the one who shows us how to overcome temptation, and he alone is the one who has perfectly lived in obedience to the Father, so it is only in our communion with him that we can truly say “lead us not into temptation.”

Finally, Jesus is the only one who has triumphed over every force of sin and death through his cross and resurrection. He alone can protect us from the power of the Evil One if we remain in the palm of his hand. (see John 10:28-29) He alone can “deliver us from evil” in every sense.

That is the power of the Eucharist to nourish our soul on a daily basis. Jesus wants us to desire that nourishment, to pray for that nourishment, and to make time to receive that nourishment.