7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

VỤ RẮC RỐI McCARRICK

Photo: Luca Signorelli/Wikimedia Commons


Bài của Đức Giám Mục Robert Barron. Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử Northwest Catholic ngày 13 tháng 8, 2018. Đặc điểm của ngài là nói thật, nói thẳng, không sợ hãi, không dấu diếm hay bao che.


 

Thời tôi còn đi học, người ta  thường nói với chúng tôi ma quỷ là một huyền thoại, một một điển cách văn chương, một cách để tiêu biểu cho sự hiện hữu của tội lỗi trên trần gian. Tôi xin nhìn nhận đã để cho quan điểm ấy ăn nhập vào đầu óc và hầu như mất đi ý thức về ma quỷ như là một thực thể thiêng liêng có thật.


Nhưng rồi điều đã làm lay chuyển khuynh hướng phiếm thần của tôi liên quan đến quỷ dữ là những vụ lạm dục tình dục tai tiếng của giáo sĩ vào thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21. Tôi nói vậy bởi vì trong cuộc khủng hoảng ghê gớm đó dường như có sự tính toán kỹ lưỡng và sự phối hợp chặt chẽ đến nỗi (không thể nói) một cách giản dị rằng nó là hậu quả của một sự tình cờ hay của sự lựa chọn xấu xa của con người. Ma quỷ chính là kẻ thù của nhân loại nói chung và của giáo hội nói riêng. Đố ai tìm được một mưu lược tai hại và hữu hiệu để tấn kích vào mình mầu nhiệm Chúa Kitô hay hơn là những vụ lạm dụng tình dục trẻ em, và thanh thiếu niên bởi các giáo sĩ. Tội này đã gây ra vô số những nạn nhân trực tiếp đã đành rồi, nhưng nó còn đánh quỵ giáo hội về tài chánh, cắt giảm ơn gọi, làm cho người ta mất tin tưởng nơi đạo thánh Chúa Kitô, làm tổn hại những nỗ lực rao giảng Phúc Âm. Đó là một tuyệt tác phẩm của ma quỷ.


Ngày hôm ấy, vào những năm đầu thế kỷ này, khi tôi đang tham dự một hội nghị, bất ngờ tôi đi lang thang một mình ở nơi các hội đoàn, các tổ chức có quày bán hàng. Tôi bước tới một cái bàn và người đàn bà ở đó nói: “Cha là cha Brown phải không?” Tôi nói “Phải” và bà ta nói tiếp: “Cha đang làm việc tốt cho giáo hội, nhưng tất nhiên là ma quỷ muốn ngăn chặn Cha, và ai mà không biết, quỷ khôn hơn Cha nhiều và cũng mạnh mẽ hơn nhiều.” Tôi nghĩ lúc ấy tôi chỉ ấp úng một câu gì đó với bà, nhưng bà ấy nói đúng và tôi biết chứ. Câu chuyện ấy đã trở lại với tôi sau khi xảy ra vụ tai họa do Tổng Giám Mục MacCarrick gây ra. Thánh Phaolô cảnh giác rằng chúng ta không chiến đấu với người trần có xương có thịt nhưng với “những quyền lực của ác thần.” Do đó công việc chính của giáo hội trong tình cảnh tai hại này là phải kêu cầu Chúa Kitô và các thánh, liên lỉ cầu nguyện với ý hướng rõ ràng.


Viết tới đây tôi có thể nghe thấy người ta nói, “Thì ra Đức Cha Barron đang đổ lỗi hoàn toàn cho ma quỷ.” Không phải thế đâu. Ma quỷ hành động bằng cách cám dỗ, gợi ý và dụ dỗ – và hắn không làm được gì hết nếu ta không hợp tác. Ai muốn thấy nguyên tắc này một cách rõ ràng, xin vào Google mà xem bức tranh về kẻ đối nghịch Chúa Kitô của Luca Signorelli trong nhà thờ chính tòa Orvieto. Bạn sẽ thấy tôi có ý nói gì. Tổng Giám Mục MacCarrick đã làm những điều xấu xa, cũng như những kẻ đã tán trợ ông ta. Vậy ta đành phải đối phó với những tội này.


Trước khi khởi đầu vấn đề phải làm việc này như thế nào, tôi xin phép có vài lời về những phương cách không có ích gì mà người ta thường bàn tán. Phương cách thứ nhất là đi tìm vật tế thần một cách bừa bãi. Nhà triết học vĩ đại René Girard đã dạy rằng khi các cộng đồng lâm vào một cuộc khủng hoảng, thì người ta thường vội vã đi tìm cho ra một người hay nhóm nào để đổ lỗi. Bằng cách tố cáo bừa bãi để trấn an này, người ta có thể làm cho tình hình dịu bớt, một thứ bình an giả tạo. Những luận điệu như “Tất cả các giám mục phải từ chức!” “Đời linh mục là một vực thẳm vô luân!” “ Các chủng viện  đều hư hỏng!” Như tôi đã nói, những lời quyết đoán này có thể làm cho người ta thỏa mãn phần nào về tình cảm, nhưng đó là những phán đoán hết sức bất công và càng gây thêm rắc rối. Phương cách thứ hai là một thứ trò chơi cưỡi ngựa gỗ về tư tưởng. Thí dụ nhiều nhà phê bình – cánh tả, cánh hữu và trung dung – đã nhảy vào cuộc và  – ai muốn nói gì thì nói –  nào là thông điệp Humanae Vitae bị bỏ quên, nào là linh mục phải ở độc thân, nào là đồng tình luyến ái lan tràn trong giáo hội, lại có người nói nguyên nhân là vì người đồng tình luyến ái bị ngược đãi, cuộc cách mạng tình dục v.v …Xin lưu ý: tôi không có ý nói những ý kiến này không quan trọng và một số những điều gợi ý không có chút giá trị nào. Nhưng tôi có ý nói rằng bàn cãi những vấn đề chúng ta đã từng tranh luận nhiều thập niên qua mà chẳng đi đến một phán quyết dễ dàng nào thì chẳng khác nào lảng tránh vấn đề.


Như thế ta cần phải làm gì? Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ không có quyền tài phán hay thẩm quyền giáo luật để kỷ luật các giám mục. Và dù cố mở một cuộc điều tra, Hội Đồng lúc này cũng chẳng được tin cậy cho lắm. Chỉ có đức giáo hoàng mới có quyền tài phán và kỷ luật đối với các giám mục. Do đó tôi xin đề nghị (trên cương vị tầm thường của một chức vụ phụ tá) các giám mục ở Hoa Kỳ - tất cả chúng ta - thỉnh cầu Đức Thánh Cha thành lập một ủy ban mà hầu hết các thành viên là những giáo dân trung tín có khả năng chuyên môn điều tra về các vấn đề pháp y và cho họ quyền được xem tất cả những tài liệu thích hợp và các hồ sơ tài chánh. Nhiệm vụ của họ là quyết định Tổng Giám Mục McCarrick đã làm thế nào để được thăng tiến nhiều cấp bậc trong hàng giáo phẩm mặc dù đã có tiếng xấu khắp nơi, và tiếp tục, trong những năm hồi hưu, hành động như một đại sứ lưu động của giáo hội và có một ảnh hưởng quá đáng về việc bổ nhiệm các giám mục. Ủy ban phải hỏi những câu hỏi thời danh của thượng nghị sĩ Howard Baker (áp dụng vào hàng giáo phẩm) “Những kẻ có trách nhiệm đã biết được điều gì và họ đã biết được điều ấy khi nào?” Chỉ khi nào những vấn đề này đã giải quyết xong chúng ta mới biết những bước kế tiếp phải làm gì.


Trong khi chờ đợi, điều quan trọng nhất là ta phải xin các quyền lực của Thiên Đàng chiến đấu với ta và cho ta. Đặc biệt tôi xin đề nghị chúng ta hãy kêu cầu đấng đã đạp dập đầu con rắn độc.


Vũ Vượng dịch


The MacCarrick Mess

When I was going through school, the devil was presented to us as a myth, a literary device, a symbolic manner of signaling the presence of evil in the world. I will admit to internalizing this view and largely losing my sense of the devil as a real spiritual person.

What shook my agnosticism in regard to the evil one was the clerical sex abuse scandal of the nineties and the early aughts. I say this because that awful crisis just seemed too thought-through, too well-coordinated, to be simply the result of chance or wicked human choice. The devil is characterized as “the enemy of the human race” and particularly the enemy of the church. I challenge anyone to come up with a more devastatingly effective strategy for attacking the mystical body of Christ than the abuse of children and young people by priests. This sin had countless direct victims of course, but it also crippled the church financially, undercut vocations, caused people to lose confidence in Christianity, dramatically compromised attempts at evangelization, etc., etc. It was a diabolical masterpiece.

Sometime in the early aughts, I was attending a conference and found myself wandering more or less alone in the area where groups and organizations had their booths. I came over to one of the tables and the woman there said, “You’re Father Barron, aren’t you?” I replied affirmatively, and she continued, “You’re doing good work for the church, but this means that the devil wants to stop you. And you know, he’s a lot smarter than you are and a lot more powerful.” I think I just mumbled something to her at that moment, but she was right, and I knew it. All of this has come back to me in the wake of the Archbishop McCarrick catastrophe. St. Paul warned us that we battle, not against flesh and blood, but against “powers and principalities.” Consequently, the principal work of the church at this devastating moment ought to be prayer, the conscious and insistent invoking of Christ and the saints.

Now I can hear people saying, “So Bishop Barron is blaming it all on the devil.” Not at all. The devil works through temptation, suggestion and insinuation — and he accomplishes nothing without our cooperation. If you want to see the principle illustrated, Google Luca Signorelli’s image of the Antichrist in the Orvieto Cathedral. You’ll see what I mean. Archbishop McCarrick did wicked things and so did those, it appears, who enabled him. And we have to come to terms with these sins.

Before I broach the subject of how to do this, permit me to say a few words about unhelpful strategies being bandied about. A first one is indiscriminate scapegoating. The great philosopher René Girard taught us that when communities enter into crisis, people typically commence desperately to cast about for someone or some group to blame. In the catharsis of this indiscriminate accusation, they find a kind of release, an ersatz peace. “All the bishops should resign!” “The priesthood is a cesspool of immorality!” “The seminaries are all corrupt!” As I say, these assertions might be emotionally satisfying at some level, but they are deeply unjust and conduce toward greater and not less dysfunction. The second negative strategy is the riding of ideological hobbyhorses. So lots of commentators — left, center and right — have chimed in to say that the real cause of the McCarrick disaster is, take your pick, the ignoring of Humanae Vitae, priestly celibacy, rampant homosexuality in the church, the mistreatment of homosexuals, the sexual revolution, etc. Mind you, I’m not saying for a moment that these aren’t important considerations and that some of the suggestions might not have real merit. But I am saying that launching into a consideration of these matters that we have been debating for decades and that will certainly not admit of an easy adjudication amounts right now to a distraction.

So what should be done? The United States Conference of Catholic Bishops has no juridical or canonical authority to discipline bishops. And even if it tried to launch an investigation, it has, at the moment, very little credibility. Only the pope has juridical and disciplinary powers in regard to bishops. Hence, I would suggest (as a lowly back-bencher auxiliary) that the bishops of the United States — all of us — petition the Holy Father to form a team, made up mostly of faithful lay Catholics skilled in forensic investigation, and to empower them to have access to all of the relevant documentation and financial records. Their task should be to determine how Archbishop McCarrick managed, despite his widespread reputation for iniquity, to rise through the ranks of the hierarchy and to continue, in his retirement years, to function as a roving ambassador for the church and to have a disproportionate influence on the appointment of bishops. They should ask the ecclesial version of Senator Howard Baker’s famous questions: “What did the responsible parties know and when did they know it?” Only after these matters are settled will we know what the next steps ought to be.

In the meantime, and above all, we should ask the heavenly powers to fight with us and for us. I might suggest especially calling upon the one who crushes the head of the serpent.

Bishop Robert Barron

Bishop Robert Barron is an auxiliary bishop of the Archdiocese of Los Angeles. Contact him at www.wordonfire.org. 

Website: www.wordonfire.org