7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

ĐỨC GIÁO HOÀNG VẪN THƯỜNG BẢO VỆ HÔN NHÂN, NHƯNG CŨNG CỞI MỞ ĐỐI VỚI MỘT VÀI CIVIL UNIONS

Pope Francis leads his general audience in Paul VI hall at the Vatican October 21, 2020. In a new documentary, Pope Francis expressed openness to the idea of laws recognizing civil unions, including for gay couples, to protect their rights. Photo: CNS/Paul Haring

 


Pope has history of defending marriage, but being open to some civil unions


 

Bài của Cindy Wooden, Catholic News Service, đăng trên nguyệt san Northwest Catholic Magazine ngày 21 tháng 10, 2020. Nhiều người không khỏi hoang mang khi đọc những bài báo nói về một lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Francisco được ghi lại trong cuốn phim Francesco. Để làm rõ vấn đề này hơn, Ban Thông Tin xin chia sẻ bài báo sau đây của Catholic News Service (dịch sang tiếng Việt).


 

VATICAN CITY - Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn thường tỏ ra cởi mở đối với ý kiến về một đạo luật để nhìn nhận những người chung sống ngoại hôn, kể cả  trường hợp của những cặp đồng tính, để bảo vệ quyền lợi của họ.

 


Ý kiến của đức giáo hoàng trong một đoạn ngắn của cuốn phim tài liệu Francisco cũng giống như lập trường ngài thường bày tỏ khi còn là tổng giám mục thành Buenos Aires, thủ đô nước Áchentina, và phản chiếu những nhận định ngài đã đưa ra trong nhiều cuộc phỏng vấn kể từ khi ngài làm giáo hoàng: hôn nhân chỉ có giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng những luật về chung sống ngoại hôn có thể bảo vệ cho những cặp cam kết sống chung dài hạn về mặt pháp lý.

 


Trong cuốn phim, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói bằng tiếng Tây Ban Nha: “Những người đồng tình luyến ái có quyền sống trong một gia đình. Họ là con cái của Chúa và có quyền có gia đình. Không ai phải bị ném ra ngoài và phải khốn khổ về việc này  Điều mà chúng ta phải làm là luật bảo vệ những người chung sống ngoại hôn. Bằng cách đó họ mới được pháp luật bảo vệ.”

 


Cuốn phim nói trên ra mắt lần đầu tại Rome ngày 21 tháng 10.

 


Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đi nói lại rằng cha mẹ không nên và không được phép từ bỏ con vì nó là người đồng tình luyến ái, và vào nhiều dịp khác ngài nói mọi người đều có quyền được có một gia đình.

 


Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019 trên đài truyền hình của Mexicô, ngườt ta đã hỏi ngài về sự chống đối của ngài, trên cương vị giáo hoàng, đối với hôn nhân đồng tính ở Achentina và sự cởi mở của ngài đối với những người thuộc diện LGBT (đồng tình luyến ái nữ, đồng tình luyến ái nam, song tính luyến ái, chuyển giới).

 


Ngài trả lời, “Tôi luôn luôn bảo vệ học thuyết (Công Giáo). Nói đến hôn nhân đồng tính là đi ngược lại rồi.”

 


Nhưng ngài cũng nói với người phỏng vấn. “Những người đồng tình luyến ái có quyền được ở trong gia đình. Những người có xu hướng đồng tính có quyền được ở trong gia đình và các bậc cha mẹ có quyền nhìn nhận một đứa con trai, con gái dù nó là người đồng tính. Người ta không thể ném bất cứ ai ra khỏi gia đình, cũng không thể làm cho họ không sống nổi.”

 


Một loạt những cuộc nói truyện rất dài có tựa đề “A Future of Faith: The Path of Change in Politics and Society ( Tương lai của Đức Tin: Đường đi tới đổi mới trong chính trị và xã hội), với nhà xã hội học người Pháp Dominique Wolton, hai người đã nói về hôn nhân đồng tính và chung sống ngoại hôn trong khuôn khổ một cuộc thảo luận về truyền thống, đời mới và sự thật.

 


Đức giáo hoàng nói trong quyển sách nói trên, được xuất bản bằng tiếng Pháp năm 2017: “Hôn nhân là một từ ngữ của lịch sử. Mãi mãi, trong suốt lịch sử con người, không phải chỉ có trong giáo hội mà thôi, hôn nhân là giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Người ta không thể thay đổi nó. Đó là bản chất của sự việc. Đó là thể cách tự nhiên. Cho nên ta hãy gọi những thứ kia là chung sống ngoại hôn.”

 


Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2014 trên tờ báo tiếng Ý, Corriere della Sera, Đức Giáo Hoàng Phanxicô được hỏi về những cuộc vận động khắp Châu Âu nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và chấp thuận luật chung sống ngoại hôn.


 

Ngài nói, “Hôn nhân chỉ có giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Các nhà nước thế quyền muốn tạo hiệu lực pháp lý cho những cặp chung sống ngoại hôn để quy định nhiều trường hợp chung sống khác nhau, do sự thúc đẩy của nhu cầu quy định liên hệ đến kinh tế giữa mọi người, như bảo đảm chăm sóc sức khoẻ. Đây là những kết ước chung sống thuộc nhiều loại khác nhau mà tôi không thể kể ra hết từng trường hợp một.”

 


“Cần phải xem xét những trường hợp khác nhau và đánh giá theo từng trường hợp cá biệt,” ngài nói thế, hàm ý rằng một số kiểu cách sống chung dài hạn có thể chấp nhận được.

 


Theo quyển tiểu sử Đức Giáo Hoàng Phanxicô tựa đề The Great Reformer (Nhà Cải Cách Lớn) của Austen Ivereigh, lúc còn là tổng giám mục Jorge Mario Bergoglio ngài đã đối đầu trực tiếp với chính phủ vào năm 2010 khi họ bắt đầu một chiến dịch hợp thức hóa hôn nhân đồng tính.

 


Ngài nói với một nhà hoạt động bênh vực người đồng tính, Marcelo Marquez, một người Công Giáo nguyên là giáo sư thần học, rằng ngài hậu thuẫn quyền của người đồng tính, cũng như sự nhìn nhận của luật pháp đối với những cặp chung sống lâu dài,” Ivereigh viết như thế. “Nhưng ngài hoàn toàn chống lại bất cứ cố gắng nào để thay đổi định nghĩa của hôn nhân trong luật pháp.”

 


Quyền sách ấy viết tiếp “Vị giáo hoàng tương lai (lúc ấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn là hồng y) đã không chống đối mạnh mẽ luật về những cặp chung sống dài hạn chỉ áp dụng ở Buenos Aires (Achentina), ban quyền cho bất cứ hai người nào sống chung với nhau được hơn hai năm, bất kể giới tính hay xu hướng giới tính của họ. Ngài coi đó là vấn đề dân quyền thuần tuý, một cách sắp đặt của luật pháp, không ảnh hưởng gì đến hôn nhân.”

 


Năm 2003, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin (Congregation for the Doctrine of the Faith) đã phát hành một văn kiện thúc dục người Công Giáo chống lại việc “nhìn nhận về mặt pháp lý sự kết hợp của những người đồng tình luyến ái,” nhất là khi sự nhìn nhận ấy đặt những trường hợp chung sống dài hạn ngang hàng với hôn nhân và cho phép hai người ấy nhận con nuôi.

 


Vũ Vượng dịch