7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

NGƯỜI CÔNG GIÁO THẤY CẦN CÓ SỰ THĂNG BẰNG GIỮA THAM VỌNG VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN


 

Catholics see challenging balance in Simone Biles’decisions at the Olympics 


 

Bài của CNS/Carol Zimmermann. Người Công Giáo, nhất là Công Giáo Hoa Kỳ, không ai là không yêu mến và hãnh diện vì Simone Biles, một nữ vận động viên môn thể dục nhào lộn tài ba, người Công Giáo. Đặc biệt năm nay hàng triệu người đặt kỳ vọng vào tài năng xuất chúng cô tại Thế Vận Hội Tokyo. Nhưng điều bất ngờ là Simones không được may mắn ngay từ đầu, khiến cô phải quyết định rút khỏi giải thi đấu toan đội nữ của Hoa Kỳ. Quyết định của Simone Biles, khiến cho nhiều người hâm mộ Olympics không khỏi ngậm ngùi, Nhưng cũng có nhiều người ca ngợi hành động sáng suốt này của cô, xem đó là một cơ hội để lưu ý giới thể thao - và tất cả mọi người - về nhu cầu chăm lo sức khỏe tâm thần trong khi theo đuổi những mục tiêu cao xa. Sau đây là bài trích dịch của của bài báo này.

 

Date: July 30, 2021

 

WASHINGTON (CNS) —Khi Simone Biles, người được mô tả như một vận động viên môn thể dục nhào lộn (gymnastics) giỏi nhất thế giới, loan báo vào ngày 27 tháng 7, cô sẽ không tham dự cuộc thi đấu tn đội nữ của Hoa Kỳ tại thế vận hội, và ngày hôm sau rút khỏi cuộc thi chung kết toàn bộ, nhiều người sửng sốt, nhưng cũng có nhiều người khác ủng hộ quyết định của cô dành ưu tiên cho nhu cầu sức khỏe tâm thần của mình.

 

Nhiều nhà tham vấn và lãnh đạo tinh thần tại các trường đại học Công Giáo và các chương trinh mục vụ, trong khi nói chuyện với hãng tin Catholic News Service, đã phản ảnh một quan điểm giống nhau và nói rằng hành động của cô đã mở ta một cuộc thảo luận lớn hơn và cần thiết về tầm quan trọng của việc chăm lo sức khỏe tâm thần.

 

Biles, người đã bốn lần lãnh huy chương vàng thế vận hội, nói với các phóng viên tâm trạng của cô không còn thích hợp để tiếp tục cuộc thi đấu khi cô đã bỏ thiếu một vòng xoay trên không trong buổi thi đấu đầu tiên của đội và té nhào khi đáp xuống đất, chẳng có lý do gì đặc biệt.

 

Sau đó, cô nói đã cảm thấy “bị một chao đảo một chút”, một từ ngữ các vận động viên nhào lộn thường dùng để kín đáo nói lên ý nghĩa không điều khiển được thân thể khi ở trên không.

 

Cái cảm giác độc đáo ấy phần lớn những người xem Olympics hầu như không thể cảm nhận được, nhưng cái cảm giác đang phải “chống lại đủ thứ ma quỷ này,” mà Biles nói cô phải  đối phó, cùng cái cảm giác cả thế giới đang đè nặng trên vai, là một cái gì các ngôi sao bên ngi giải Olympic đều có thể hiểu được trên mức độ ngang nhau.

 

Zac Davis, phó chủ biên của báo America Magazine viết, “Dù chúng ta không phải chịu áp lực như những vận động viên giỏi nhất mọi thời đại khi họ trình diễn, nhưng tất cả chúng ta đều phải chịu những làn sóng ngầm của văn hóa chúng ta, một thứ văn hóa dạy người ta phải cố sức vượt mọi trở ngại, làm cho bằng được bất cứ điều gì.”

 

Trong một bài báo ngày 28 tháng 7, ông nói rằng quyết định của Biles đã đặt cô vào một vai trò mới, “vai trò người hướng dẫn tinh thần của quần chúng” bằng cách cho thấy không nên để cho “những náo nức muốn làm người giỏi nhất chi phối đời sống chúng ta.”

 

cũng đặt cô vào trường hợp của những lực sĩ nổi danh khác đã nói về sức khỏe tâm thần, trong đó có Michael Phelps, huy chương vàng Olympic về bơi lội, tay quần vợt Naomi Osaka, của Nhật Bản, là người mới đây  rút tên khỏi giải French Open của Pháp., các lực sĩ này đang ‘ra đi’ để chỉ  bảo cho những người cùng làm việc với họ”- như các cha mẹ, huấn luyện viên và những người quản lý – rằng sức khỏe tâm thần là một vấn đề cần được lưu ý, theo nhận xét của Jason Parcover, giám đốc Trung Tâm Tham Vấn ở đại học Loyola, ở Baltimore, Maryland.

 

“Tôi nghĩ các lực sĩ trong xã hội chúng ta bị áp lực quá nhiều và người ta cứ đòi họ phải thật sự mạnh mẽ – và hầu như được miễn nhiễm, không bao giờ yếu đuối và giằng co – ngay cả khi họ đang phải đau khổ thi đấu trong tình trạng này. Sự đòi hỏi đó khiến cho họ sợ bị chê cười khi đi tìm sự trợ giúp về các vấn đề sức khỏe tâm thần,” Zac Davis đã nói với CNS như vậy.

 

Ông nói thêm, “Khi ta thấy các lực sĩ nhà nghề, nhất là những người chúng ta tôn sùng về nhiều phương diện, cần phải nhìn nhận rằng họ cũng có vấn đề về sức khỏe tâm thần, và cần phải xin giúp đỡ và học cách đối phó với nó. Nhìn nhận như vậy là cho phép mỗi người được làm việc này dễ dàng hơn.”

 

Dựa vào việc làm riêng của mình ở trường đại học, ông nói, xưa nay các lực sĩ của trường đại học ở trong số những người hầu như không bao giờ đi tìm kiếm sự hỗ trợ, nhưng điều này bắt đầu thay đổi.

 

Thomas Wurtz, nhà sáng lập chương trình Varsity Catholic, một chi nhánh của hội ái hữu sinh viên đại học với một chương trinh đặc biệt tiếp cận và trợ giúp (tâm thần) cho các sinh viên lực sĩ, nói rằng chú ý vào sức khỏe tâm thần trong giới thể thao là kiểm tra sức mạnh ý chí, ngay cả trong lớp tuổi nhỏ trong các trường Công Giáo và các chương trình CYO, nơi mà người ta thường nhấn mạnh quá nhiều vào chiến thắng trong các trận đấu. Những đòi hỏi của các huấn luyện viên có thể nhấn chìm những tiếng nói khác trong đời sống các trẻ nhỏ.

 

Ông nói các em lực sĩ có thể thấy giá trị của mình được gói gém trong kết quả thi đấu, khiến họ khó có thể chấp nhận một thương tổn hay thất bại. Nhưng nếu được trợ giúp về tâm linh, ông nói tiếp, họ sẽ có được một quan điểm khác, nhận thấy dù thắng hay thua, họ đều biết, “Chúa muốn cho tôi (thế này) trong lúc này, thời gian này.”

 

Biles, vốn là người Công Giáo, cho biết cha cô thường xuyên nhắc nhở cô chớ bỏ phí tài năng Chúa ban và phải dùng nó bằng tất cả sức mình.

 

Trong quyển tiểu sử tự viết tựa đề “Courage to Soar” (Can Đảm Bay Lên) năm 2016 cô cho biết khi chịu Phép Thêm Sức cô được nhận tên mới là Sebastian, vị thánh này cũng là quan thy của các lực sĩ. Cũng năm ấy cô nói với báo US Weekly Magazine đôi khi cô mang tượng Thánh Sebastian trong túi xách của cô cùng với Chui Mân Côi mẹ cho.

 

Người ta kể lại rằng Thánh Sebastian, sống vào thế kỷ thứ ba, đã bị bắn nhiều mũi tên trong thời kỳ bách hại đạo Kitô của hng đế La Mã, Ngài đã thoát chết và được chữa lành để rồi lại ra đi đối mặt trực tiếp với hng đế và bị đánh chết bằng gậy.

 

Vị thánh tử đạo này đươc tôn vinh như một tấm gương của sức mạnh, ý chí dẻo dai và lòng dũng cảm.

 

Wurtz nói ngài là một chứng nhân vĩ đại của đức tin bằng cách nói lên những niềm tin của minh trên cương vị một chiến sĩ, rồi lại can đảm liều thân chống lại hoàng đế.

 

Hình ảnh ấy có thể thích hợp với Biles vì cô cũng đã bị chỉ trích vì không thi đấu với đồng đội…

 

Wurtz là một trong những người bày tỏ quan ngại về thời điểm cô loan báo rút lui, nghĩa là ngay trong cuộc thi đấu. Nhưng nếu Biles có thể thấy giá trị của mình không phải chỉ là tài trinh diễn, thì đó cũng là một hồng phúc trong đời cô.

 

Trên mạng Twitter ngày 29 tháng 7 dường như cô đã cảm nghiệm đúng điều này: “Tình yêu và sự hỗ trợ tràn trề mà tôi đã nhận được khiến tôi nhận ra tôi quan trọng hơn những thành tích của tôi và môn thể dục nhào lộn, điều mà trước đây tôi chưa bao giờ tin tưởng.”

 

Đáp lại lời phát biểu trên mạng Twitter của Biles, cơ quan Từ Thiện Công Giáo USA đã cảm ơn Biles vì biết chăm lo sức khỏe tâm thần của mình.

 

Nữ Tu Joanne Belloli, Dòng Máu Cực Trọng ở Dayton, Ohio và là cố vấn sức khỏe tâm thần tại Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo tại Livingston County, Howell, Michigan, gần 20 năm, cũng ca ngợi quyết định của Biles với những lời tương tự.

 

Bà nói trong công việc làm bà thường thấy những người phải chọn những quyết định rất khó khăn, và sức mạnh của họ thường xuất phát từ chỗ nhận ra những điểm yếu của họ.


Vũ Vượng dịch