7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Bài Giảng của Cha Gioan Kim Khẩu Phạm Thành Trung trong Thánh Lễ Tạ Ơn tại Giáo Xứ St Ann - Chúa Nh



Lời Giới Thiệu:

Bài chia sẻ trong Thánh Lễ Tạ Ơn của Cha Trung chiều Chúa Nhật 20/3/2022 rất ý nghĩa và sâu sắc về giáo lý. Một cảm nhận nói được là mới về thần học. Ban Thông Tin đã được Cha chấp thuận ghi lại bài giảng và cho phép đưa vào website Cộng Đoàn và Bản Tin Hiệp Nhất. Xin giới thiệu cùng cộng đoàn.



Trong Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay, con cảm ơn hồng ân Chúa đã thương mời gọi, hướng dẫn, che chở con trong 24 năm trong Dòng Tên và 10 năm chịu chức linh mục.  Ơn gọi linh mục của con là một ví dụ của nhiều ơn gọi tu sĩ người Việt khác trong Giáo Hội Hoa Kỳ.  Chúng ta có khoảng 1,000 tu sĩ nam nữ gốc Việt hiện đang sống dấn thân cho các dòng tu và địa phận của Giáo Hội Hoa Kỳ.  Lý đó chúng ta có nhiều ơn gọi tu sĩ đóng góp cho Giáo Hội Hoa Kỳ có lẽ vì kinh nghiệm sống đức tin của người Việt, dòng máu oai hùng của các Thánh Tử Đạo.


Bài giảng hôm nay của con sẽ chú trọng vào kinh nghiệm sống Đức Tin của người Việt hải ngoại được diễn đạt qua nghệ thuật thánh, cụ thể là cách sống mầu nhiệm vượt qua. Đây là bức tượng Chúa chịu nạn của con sáng tác cho Nhà Thờ Chính Tòa St. James, Seattle.  Bức tượng này cao 4.5 feet, làm bằng đồng, được treo trên bức tường ngoài nhà thờ và trong khuôn viên để các hài cốt của những người đã qua đời.  Khi nào quý ông bà và anh chị em có dịp đến đi lễ, hy vọng sẽ nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật thánh này.

 

Con muốn nói đến bức tượng này vì nó diễn tả tinh thần sống đức tin của người Việt Nam mà con thừa hưởng từ gia đình và đời sống đức tin của người Việt hải ngoại.  Bao nhiều thăng trầm ca dòng lịch sử hiện đại Việt Nam đã kéo cuộc sống Kito hữu qua nhiều giai đoạn như chia lìa, ly tán, chết chóc, tù đày, và hội nhập văn hóa.  Tất cả những trái nghiệm này đã cấu tạo đời sống Đức Tin của người Việt với một Đức Tin kiêu hùng: xác tín và tin tưởng vào mầu nhiệm vượt qua, qua đau khổ đến vinh quang, tin tưởng vào một Thiên Chúa sự sống, tiếng nói cui cùng là tiếng nói của Thiên Chúa sự sống, dù có gặp bao nhiêu thăng trầm, vượt khổ ải ca giòng đời vạn biến.

 

Con thể hiện mầu nhiệm vượt qua của đời sống Đức Tin trên bức tượng này qua bốn khía cnh.  Thứ nhất là cánh tay giang thẳng, không có hình chữ V như các tượng chịu nạn khác, và bàn tay đưa ra như ban phép lành, ch không cố ghìm hay bóp lại. Thứ hai là đầu của Chúa cúi nhìn xuống, chứ không gục chết hay ngước lên.  Điểm thứ ba là đôi chân của Chúa là một đôi chân đang bay vút lên, chứ không bị ghìm vào thánh giá.  Điều thứ tư là thân thể của Chúa sần sùi giống như biến đổi từ tàn lụi đến sự sống.  Bốn điểm tạo hình này giúp cho người xem có thể nhìn thấy sự sống lại trong lúc chịu đau khổ và chịu chết của Chúa.  Người xem khi dõi theo đầu cúi và ánh mắt của Chúa sẽ theo chiều đi xuống, nhưng lại gặp đôi chân có hướng vút lên và khi đi lên theo đôi chân thì gặp thấy cánh tay thẳng dang rộng mở.  Bố cục này giúp người xem thấy Chúa cứ lơ lững giữa không trung và ban phép lành.

 

Tượng thánh giá lơ lửng này khác với các thánh giá mình thường thấy trong các nhà thờ: một là Chúa chịu nạn gục đâu chết, hai là Chúa sống lại.  Cả hai tượng thánh giá này chỉ diễn tả một thai cực của mầu nhiệm vượt qua.  Màu nhiệm vượt qua cần phải có ba yêu tố cùng một lúc: khổ nạn, chịu chết, và phục sinh.  Lý đó chính mình có tượng thánh giá có hai thái cực này là vì mục vụ tam nhật thánh, giáo hi chia mầu nhiệm vượt qua ra làm ba ngày mục vụ khác nhau, nên hình ảnh cũng chia làm ba khía cạnh khác nhau: Thứ Sáu Chúa vác thánh giá, Thứ Bảy Chúa chịu chết, và Chúa Nhật Chúa sống lại.  Nếu trở lại dòng lịch sử nghệ thuật thánh của Kito Giáo, giáo hội bắt đầu có hình thánh giá vào thế kỷ thứ 3, lúc đó giáo hội đang bị bách hại nên thánh giá là hình Chúa khải hoàn, giang tay thẳng, thân người đứng thẳng và không có vết thương.  Lý đó có kiểu thánh giá như vậy vì mình muốn rao giảng cho người khác là Kito Giáo thờ Chúa sống lại, chứ không phải là thờ Chúa chết.  Sau đó, đến thế kỷ 4, 5, và 6, thánh giá có nét đau khổ hơn vì thần học thay đổi, Thánh Giá muốn diễn tả nỗi đau ca Chúa, một Thiên Chúa luôn đồng hành, gánh vác tội trần gian.  Nói tóm lại, theo lịch sử cấu tạo hình của Kito Giáo, ban đâu chỉ có hình Thánh Giá khải hoàn và sau đó hình ảnh này thay đổi, thay vào đó là hình Thánh Giá Chúa chịu đau khổ, và mục vụ tuần thánh nối dài hai thái cực này của hình Thánh Giá.

 

Ngoài nét diễn tả mầu nhiệm phục sinh mà kinh nghiệm sống Đức Tin của người Việt hải ngoại đã trải qua, bức tượng thánh giá ở Nhà Thờ Chính Tòa St. James cũng có ý tưởng thần học của Thánh Sử Gioan.  Khi Gioan viết về sự kiện vượt qua của Đức Kito, ngài viết theo trình tự khác với trình tự của các thánh sử nhất lã(Marco, Matthew và Luca).  Các thánh sử nhất lãm tường thuật lại sự kiện theo thứ tự như sau: Chúa chết, Chúa sống lại (hiện ra với các tông đồ) và Chúa lên trời.  Gioan thì lại khác, Gioan viết theo tuần tự như sau: Chúa chết, Chúa lên trời, ri Chúa mới trở lại hiện ra với các tông đồ.  Hai cách diễn đạt này có hai nội dung thần học khác nhau.  Theo cách nhìn của các thành sử nhất lãm, mục tiêu quan trọng của mầu nhiệm vượt qua là chứng mình quyền năng của Thiên Chúa, ly lại sự công bình do tội lỗi con người gây ra.  Cái chết do tội lỗi con người gây ra thì giờ đây được công minh do quyền năng của Chúa.  Chúa đến để cứu chuộc nhân loi.  Thần học của Gioan thì không đặt nặng vào tội lỗi và chứng mình cho sự công chính, nhưng chú tâm vào công việc rao giảng tin mừng cho sự sống lại ca Chúa. Ngôn ngữ Gioan dùng trong phúc âm là danh từ “giờ của Chúa.Giờ là giây phút Chúa được tôn vinh và Chúa được tôn vinh ngay lúc Chúa chết.  Và ngày lúc ngài trút hơi thở cui cùng là lúc Ngài trở về với Thiên Chúa cha nơi Ngài đã đến.  Sự sống lại và hiện ra của Đức Kito là lời mời gi ca Chúa cho các tông đồ làm nhân chứng cho vinh quang phục sinh này.  Nét thăng thiên của cây Thánh Giá của Nhà Thờ Chính Tòa St. James ở Seattle có nền tảng thần học của Thánh Sử Gioan.  Chân bay vút lên vì lúc Ngai chịu chết là lúc ngài thăng thiên, lúc Ngài tắt thở là lúc Ngài được tôn vinh làm vua.

 

Tinh thần vượt khó của người công giáo Việt Nam mang giòng máu các thánh tử đạo được nung nấu bởi Đức Tin sống mầu nhiệm vượt qua của Đức Kito.  Nơi nào có sự hiện diện của Chúa, nơi đó sẽ có sự sống và vượt qua cái chết, giống như lửa tỏa sáng trong Bụi Gai mà không thiêu rụi Bụi Gai.  Hành trình đức tin của Người Kito hữu Việt Nam cũng đã trải qua những kinh nghiệm quý báu đó: qua đau khổ đến vinh quang.  Con cũng đã thừa hưởng Đức Tin đó từ gia đình và con thể hiện nó qua tác phẩm nghệ thuật của con.  Tượng Thánh Giá ở Nhà Thờ Chính Tòa St. James, Seattle thể hiện đức tin của người Kito hữu Việt Nam hải ngoại.  Hy vọng bức tượng này giúp quý ông bà và anh chị em cầu nguyện, nâng tâm hồn lên, cảm nghiệm được sức sống của Chúa trong lúc đau khổ và kiếm được niềm hy vọng, không tuyệt vọng trong lúc đang gặp khó khăn gian khổ. Cây vả Chúa nói trong bài đọc hôm nay bây giờ nó đã có hoa trái.  Đức tin của người Việt bây giờ đã được sinh hoa kết trái qua đời sống tận hiến của các tu sĩ gốc Việt trong Giáo Hội Hoa Kỳ.  Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì những gì Ngài ban cho chúng ta.

 

Gioan Kim Khẩu Phạm Thành Trung




Hình ảnh Thánh Lễ Tạ Ơn & Liên Hoan của Cha Phạm Thành Trung