7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

HỒNG Y O’ MALLEY NÓI: CHO DÙ ROE SỤP ĐỔ, NHIỆM VỤ TẠO DỰNG VĂN HÓA TRỌNG SINH VẪN CÒN CAM GO.

 Boston Cardinal Seán P. O'Malley, president of the Pontifical Commission for the Protection of Minors, processes to the altar to celebrate the closing Mass of the National Prayer Vigil for Life Jan. 21, 2020, at the Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception in Washington. (CNS photo/Gregory L. Tracy, The Pilot)


O’Malley: If Roe falls, ‘arduous task of creating pro-life culture’ remains

 

BY MARK PATTISON, CATHOLIC NEWS SERVICE

JAN 21, 2022US/WORLD

 

Nguyên bản tiếng Anh được đăng lại trong báo điện tử Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle. Ai cũng biết phá thai là một tệ nạn lớn ở Mỹ và trên khắp thế giới, nhưng chỉ biết một cách đại khái. Bài báo này của Mark Pattison có thể cho ta thấy vần đề này một cách cụ thể hơn qua những con số thống kê khủng khiếp nhưng rất đáng tin cậy.

 

 

WASHINGTON – So sánh chính nghĩa của phong trào trọng sinh (pro- life cause) với bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” (I have a dream) của Mục Sư Martin Luther King Jr trong cuộc tuần hành tại Washington D.C năm 1963, Hồng Y Séan P. O’Malley của Boston nói những giấc mơ có thể phải mất thời gian dài mới trở thành hiện thực. “Tất cả chúng ta đều đau lòng khi nhận thấy rằng hiếm khi những giấc mộng đươc thành sự thật trong một sớm một chiều. Chúng chỉ cho ta một hướng đi và khuyên khích ta lên đường, “Hồng Y O’Malley nói vậy trong bài giảng trong một Thánh Lễ vào sáng sớm ngày 21 tháng 1 để kết thúc buổi canh thức cầu nguyện cho mang sống (thai nhi) tại Washington.

 

Đó là trường hợp của Thánh Giuse khi ngài được một thiên thần đến thăm trong giấc mộng. Thiên sứ bảo ngài rằng Hêrode – ông vua muốn cho Chúa Kito hài đồng phải chết – chính ông ta đã chết. “Hãy đưa hài nhi  và mẹ của ngài trở về đất Do Thái, “ Thiên thần nói thế, Trước đó gia đình thánh đã trốn sang nươc Ai Cập để tránh cơn thịnh nộ tàn ác của Hêrode.

 

“Toàn thể cuộc đời của Giuse bị đảo lộn, nhưng ngài hoàn toàn và quảng đài vâng theo thánh ý Chúa, “ Hồng y O’ Malley nói vậy trong thánh lễ tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Quốc Gia. Việc đã xảy ra cho ngài cách nay nửa thế kỷ - ngài nhớ lại – hầu như cũng giống vậy. Lúc ấy ngài còn là một linh mục dòng Phanxico Capuchin phụ trách mục vụ tại trung tâm Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha tại Washington và thường được gọi là Cha Séan. Và việc ấy củng xảy ra với người thành lập phong trào Tuần Hành Ủng Hộ Mạng Sống bà Nellie Gray.

 

Ngài nói, “Chúng tôi đã có một giấc mơ thế này: chúng tôi sẽ không phải trở lại mỗi năm vào một ngày lạnh giá trong tháng Giêng vì án lệnh Roe chống Wade, một quyết định của Tòa Án Tối Cao năm 1963  hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc, “một ngày kia sẽ bị ném vào thùng rác của lịch sử.”

 

Còn bà Gray thì đã “từ bỏ nghề nghiệp của một luật sư tại Bộ Lao Động để cống hiến đời mình” cho chính nghĩa này, vị hồng y nói tiếp.

 

“Có lẽ năm nay sẽ là năm Herode phải chết, khi luật bảo vệ các trẻ chưa ra đời được ghi khắc vào luật của chúng ta,” ngài nhận định.

 

Hiện có một vụ án đang được đưa ra trước Tòa Án Tối Cao liên quan đến một luật của bang Mississipi cấm hầu hết các vụ phá thai sau khi thai kỳ đã được 15 tuần. Luật này được nhiều người xem như một thách thức lớn đối với án lệnh Roe chống Wade.

 

Những người quan sát tòa án  phỏng đoán rằng các quan tòa của tòa tối cao có thể quyết định  đảo ngược án lệnh Roe chống Wade hay ít nhất cũng cắt giảm nó rất nhiều bằng quyết định của họ trong vụ án Dobbs chống Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Phụ Nữ Jackson (Dobbs vs Jackson Women Health Care ). Người ta trông đợi phán quyết này sẽ xảy ra vào tháng 6 hay đầu tháng 7.

 

Nếu một lần nữa, phá thai có hợp pháp hay không là một vấn đề được trao cho các nhà làm luật của các bang xem xét thì còn nhiều việc phải làm lắm, hồng y O’Malley nói vậy trong bài giảng.

 

“Trận đại dịch đã để lộ ra nhiều bất bình đẳng ghê gớm trong xã hội chúng ta và trên thế giới này,”  trong đó phải kể khó tìm kiếm cơ hội được chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở và ngay cả “công lý trong các tòa án,” theo ngài nhận định.

 

“Các nhóm dân thiểu số chiếm hai phần ba các ca phá thai mỗi năm. Nếu họ có được chút trợ giúp nào thì nó cũng đến quá trễ,” và vẫn theo lời hồng y O’Malley, “Chúng ta đang thiếu trách nhiệm đối với họ và con cái của họ trong thời gian cùng cực của họ. Chúng ta có thể và cần phải làm tốt hơn.”

 

“Gỡ bỏ những luật bất công mới chỉ là bước đầu, nhiệm vụ của ta vẫn còn cam go lắm: xây dựng một nền văn hóa trọng sinh, thay đổi lòng trí người ta,” ngài lại tiếp, “ nhưng nếu có khi nào những người tranh đấu bảo vệ mạng sống có thái độ phê phán, tự cho mình là phải thì chẳng có ai nghe đâu.”

Hồng y O’Malley nói tiếp, “nhiệm vụ của ta là không phê phán người khác, nhưng cố chữa lành thương đau .... việc phải làm là xây dựng một  xã hội biết chăm sóc mọi người, nơi đó mỗi người được nể trọng, trong đó mỗi mạng sống đều quan trọng. “ Ngài báo động, nếu không “nghèo đói, kỳ thị, bất công về kinh tế sẽ tiếp tục làm cho phá thai bùng dậy trong thế giới sau khi Roe chống Wade bị đảo ngược.”

 

Liều thuốc giải độc cho nạn phá thai, ngài nói, “xét cho cùng sẽ là tình đoàn kết và tinh thần cộng đồng” để chống lại óc riêng rẽ, xa lánh và chủ nghĩa cá nhân còn quá nhiều.”

 

Phụ nữ mang thai gặp khó khăn thường “ phải chịu đựng quá sức và buộc phải chấm dứt mạng sống của đứa trẻ,’ ngài nói, “ Nhiệm vụ chúng ta là một giáo hội là phải xây dựng một tinh thần cộng đồng mạnh mẽ trong đó người ta cảm thấy có trách nhiệm với nhau.  Những con số thống kê thật bi thảm - một triệu vụ phá thai mỗi năm. Phần lớn những vụ phá thai này xảy ra nơi những phụ nữ nghèo không lập gia đình.”

 

Vị hồng y nhớ lại Kế Hoạch Marshall bởi đó Hoa Kỳ đã giúp tái thiết Châu Âu bị tàn phá  bởi Thế Giới Chiến Tranh thứ hai, rồi ngài hỏi, “Chúng ta đang làm gì để cho những người bị thiệt thòi trong đất nước mình? Một đất nước, nơi mà người giàu ngày càng giàu hơn, người nghèo ngày càng nghèo hơn, sẽ là một vùng đất phì nhiêu cho nạn phá thai.”

 

Hồng y O’Malley nói thật là mỉa mai  khi “mỗi năm có hai triệu người Mỹ muốn nhận con nuôi mà chỉ có 20’000 em bé được cho làm con nuôi. Đồng thời một triệu em bé khác bị hủy hoại trong thai. Thật bi đát.”

 

Ngài nói, “Chỉ có một nỗ lực phi thường về giáo dục mới có thể thay đổi những ý kiến lệch lạc trong nền văn hóa hiện nay. Người cho con nuôi cần phải được đối xử tử tế hơn, việc cho con nuôi cần phải minh bạch hơn và cần được ca ngợi,” Ngài nói thêm cha mẹ nhận con nuôi có thể tìm thấy mẫu mực nơi Thánh Giuse, là cha bảo dưỡng của Chúa Giêsu. “Thay đổi luật pháp là quan trọng, nhưng xây dựng một nền văn minh tình yêu mới là điều tối hậu để kiềm chế nạn phá thai trong văn hóa chúng ta.” Hồng Y    O’ Malley nói vậy. Cổ võ phụng sự xã hội như một phúc âm, nhân quyền và công bằng kinh tế là cần thiết. Ngài nói thêm, “để xây dựng một nền văn minh tình thương – nếu không, sẽ chẳng có văn minh gì hết.”

 

Vũ Vượng dịch