7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Giới Quan Sát Báo Động: Cuộc Khủng Hoảng Tại Ukraine Đe Dọa Hòa Bình Và Dân Chủ Tại Châu Âu

Archbishop Borys Gudziak of the Ukrainian Catholic Archeparchy of Philadelphia prays during his enthronement at the Ukrainian Catholic Cathedral of the Immaculate Conception June 4, 2019. (CNS photo/Bob Roller)


Ukrainian crisis threatens peace and democracy in Europe, observers warn

 

By: Gina Christian

Date: January 20, 2022

 

Nguyên bản tiếng Anh của Catholic News Service. Cuộc khủng hoảng tại Ukraine không phải chỉ là khủng hoảng về

chính trị. Sự can dự của Tòa Thượng Phụ Đạo Chính Thống tại Moscow cũng rất quan trọng.

 

PHILADELPHIA (CNS) — Những người Công Giáo Mỹ gốc Ukraine cảnh báo một cuộc tập trung quân đội Nga tại biên giới với Ukraine gây ra đe dọa nghiêm trọng không những đối với quốc gia này, còn đe dọa Châu Âu và cả nền dân chủ nữa.

 

“Đây là một vấn đề sinh tử đối với hàng ngàn người có thể bị tàn sát bởi một cuộc xâm lược leo thang,” Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak, người đứng đầu tổng giáo phận Công Giáo Ukraine tại Philadelphia nói thế. Ngài ước tính sẽ có từ 3 đến 6 triêu dân tỵ nạn trốn sang Tây Âu.

 

Nói truyện qua điện thoại với CatholicPhilly.com, mạng tin tức của Tổng Giáo Phận Philadelphia, ngài mô tả Ukraine như thành trì bảo vệ tự do chống lại một chế độ tập quyền đang chuyển thành một chế độ toàn trị dưới quyền của Tổng Thống Nga Vladimir Putin. “Nếu Nga thành công trong việc khuất phục Ukraine, có khả năng đà tiến này sẽ tiếp tục đến các nước ven biển Baltic, vùng Trung Âu và xa hơn nữa,” Tổng Giám Mục Gudziak nói tiếp.

 

Với những người Ukraine, “thực tế chiến tranh không phải cái gì mới mẻ.” Tổng Giám Mục nói, “Các linh mục của chúng tôi ở đó đã chôn cất những người chết vì chiến tranh đều đặn trong 8 năm qua.”

Eugene Luciw, chủ tịch chi bộ Philadelphia của Ủy Ban Hội Đồng Ukraine tại Mỹ đã nói lên những lo lắng tương tự như vị tổng giám mục.

 

Những đòi hỏi của Putin – trong đó có đòi hỏi NATO phải từ khước tư cách thành viên đối với Ukraine và các nước nguyên thuộc khối Soviet – cho thấy ông ta muốn “tái thiết lập khu vực ảnh hưởng mà Liên Bang Sô Viết đã có trước kia bằng cách lấy lại phần còn lại của Đông Âu. Một giáo dân của nhà thờ Dâng Chúa vào Đền Thánh thuộc cộng đồng Công Giáo Ukraine tại Lansdale, Pennsylvania phát biểu như vậy.


Năm 2014 Nga đã chiếm bán đảo Cremea của Ukraine biến nó thành lãnh thổ của Nga, rồi quân ly khai do Nga hậu thuẫn tuyên bố lập thành những nước cộng hòa nhân dân ở các vùng Donetsk và Luhansk ở phía đông. Động thái này xảy ra 23 năm sau khi Liên Xô (trong đó Ukraine là một thành phần) bị sụp đổ. Những trận đụng độ, pháo kích và bắn tỉa đã thành thông thường ở miền đông Ukraine kể từ  cuộc xâm lược ấy. Năm 2021, Liên Hiệp Quốc báo cáo gần 1.5 triệu người phải di tản ở trong nước này với hơn 3350 thường dân bị chết, hơn 7000 dân thường bị thương từ tháng 4, 2014 đến 3, 2020. Trong những tháng gần đây, hơn 100’000 quân Nga đã tập trung tại biên giới với Ukraine, với số quân sẵn sàng tác chiến lên tới 175’000 trong những tuần lễ sắp tới, theo sự ước tính của tình báo Mỹ. Một cuộc tấn công mạng xảy ra ngày 14 tháng 1 được các nhà quan sát trong vùng coi như một khúc tiền tấu (prelude) của hoạt động quân sự. Nó đã làm tê liệt khoảng 70 trang mạng của chính phủ Ukraine với một lời báo động cho những người xử dụng mạng: “Cứ run sợ và chờ đợi tình hình xấu nhất.”

 

Đụng độ đã xảy ra ít giờ sau khi những cuộc đàm phán giữa Moscow (Thủ Đô Nga) và các nước đồng minh phương tây bị bế tắc, chứng tỏ có sự liên can của Nga, cơ quan tình báo nhà nước (Ukraine) ở Kiev cho biết. Những cuộc tấn công mạng ác liệt chưa từng có, tổng giám mục Gudziak cho biết. Hệ thống chuyên chở nhiên liệu, các xí nghiệp và các cơ sở chính trị đều bị tấn công mạng đủ kiểu (malware và cyberwarfare), ngài giải thích. “Và tất cả chỉ vì Ukraine muốn được tự do, và người Ukraine đòi quyền tự quyết cho mình. Mặc dù thực tế chiến tranh đã trở thành một phần của nếp sống hàng ngày, ngài nói, “ viễn ảnh chiến tranh leo thang thành chiến tranh lớn đang làm cho người dân lo lắng nhiều hơn.”

 

Tại Hoa Kỳ những tỉnh dòng của Dòng Nữ Đại Thánh Basil đã đưa ra một bản tuyên bố bày tỏ “lo ngại lớn lao” về sự an toàn của 165 tu sĩ của họ tại tỉnh dòng Chúa Ba Ngôi có trụ sở chính tại Ukraine. “Chúng tôi cũng lo ngại chẳng kém cho một số hội dòng khác tại Ukraine, “ Hội Dòng tuyên bố.

 

Các lãnh đạo của Manor College, một một cộng đồng Ukraine ở Jenkintown, Pennsylvania, cũng đưa ra một tuyên bố tương tự, “Các lực lượng Nga tập hợp tại biên giới Ukraine khiến cho mọi người ở khắp cộng đồng rất quan tâm về sự an toàn và an lạc của các gia đình và các cá nhân tại Ukraine cũng như các dân tộc ở tất cả miền Đông Âu. Ông Jonathan Peri, chủ tịch, nói như thế trong một bản tuyên bố. Những trừng phạt về chính trị và kinh tế đối với Nga không đủ để răn đe điều có vẻ như là một cuộc xâm lăng Ukraine đại quy mô sắp tới nơi,Peri viết như thế. “Mặc dù chúng tôi thấy điều khôn ngoan là nên đáp ứng bằng thương lượng ngoại giao, nhưng nhất định Hoa Kỳ phải đứng vững để đối thoại và thi hành quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.” Nguyên ủy viên cộng đồng là Leonard Mazur nói với CatholicPhilly.com  rằng những người nhà của ông ở miền Tây Ukraine cảm thấy như đang sống dưới một sao chổi sắp ập xuống.”

 

 

Tổng Giám Mục Gudziak mô tả lý lẽ đàng sau cuộc xâm lược của Nga là rất đơn giản: Ukraine là một trong những thành công của nền dân chủ sau khi cộng sản sụp đổ. Và một nước Ukraine có tự do báo chí, một nền kinh tế phát triển, những quan hệ liên tôn sôi nổi, một thể chế chính trị được thay đổi bằng lá phiếu của công dân, và lại nằm trên biên giới với Nga là một đe dọa lớn cho thể chế mà Tổng Thống Putin đã lập nên, ngài nói vậy.

 

Vị tổng giám mục nói tiếp, “Là một nhân chứng thấy rõ Putin đàn áp tự do tại Nga, Ukraine chứng tỏ có một thể chế khác để lựa chọn thay vì một thể chế mà “dù chưa phải là cộng sản chính cống,” nhưng cũng đã vứt bỏ quan niệm về nhân chủng của đạo Kito (Christian anthropology) với “giáo huấn thế nào là một con người.”

 

“Đức tin của ta, giáo huấn giáo hội, Kinh Thánh, nền tảng của nền dân chủ tây phương, đã ăn sâu vào tâm trí ta, làm ta ý thức sâu xa rằng ta là con cái của Chúa, “ngài nói. Phẩm giá đó không thể trở thành một công cụ cho một mục tiêu nào đó,” ngài nói tiếp. “Không ai có thể giết hàng triệu người, đưa nhân loại vào một tương lai hão huyền, như chế độ cộng sản hứa hẹn.” Tổng Giám Mục Gudziak lại nói, “Thật là nghịch lý khi “Kế hoạch chiếm thuộc địa, xây đế quốc” của Putin lại được giáo hội chính thống Nga hậu thuẫn. Với giáo hội này Mikhail Gorbachev tái lập quan hệ năm 1988, khi ông ta là Tổng Bí Thư của đảng cộng sản Liên Xô. Chính ông Putin đã tự xưng là một giáo dân ngoan đạo của Chính Thống Giáo, nhưng Tổng Giám Mục Gudziac cho biết liên minh giữa Tòa Thượng Phụ Đạo Chính Thống ở Moscow và nhà nước Nga chủ yếu là một cuộc chiến đấu để thành lập một đế chế vĩ đại, xâm chiếm lãnh thổ, dựa trên lòng nhớ tiếc “ đế chế huy hoàng đã qua” về chính trị cũng như về đạo giáo.

 

Tổng Giám Mục Gudziak cũng nói rằng chính nhân dân Nga cũng đang bị nhồi nhét một huyền thoại rằng  các nước Tây Phương đang tìm cách làm nhục Nga, cho nên Nga phải biểu dương sức mạnh và đòi lại cái gì đã mất, trong đó Ukraine là mục tiêu số 1.

 

Họ cũng đang vẽ ra một kiểu tuyên truyền để “gieo rắc nghi nghờ trong tâm trí người dân Tây Phương, phủ nhận cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cho đó là một cái gì quá phức tạp không hiểu nổi, vị tổng giám mục cho biết vậy và thúc dục các Kito hữu, nói riêng, phải “nhìn vào thực tại dưới ánh sáng của Phúc Âm và nhận biết những gì có thật. Đóng góp vào chương trình quyên góp hàng năm của các giám mục HK để giúp cho giáo hội ở Trung Âu và Đông Âu “cũng là giúp cho nhưng người đang đau khổ trong cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Ukraine.” Ngài nói vậy.

 

Trên hết, Tổng Giám Mục Gudziak nhấn mạnh cầu nguyện là then chốt để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Ngài nói, “Người Công Giáo chúng ta nhận biết Chúa là Thiên Chúa của lịch sử, và ân sủng của ngài đã làm nên những phép lạ trong hoạt động của con người. Cuộc sụp đổ của Liên Bang Sô Viết cách đây 30 năm là một thí dụ. Nó đã xảy ra không phải bằng chiến tranh, không bằng xung đột vũ trang. Nó xảy ra trong hòa bình, và theo ý tôi, đó là một phép lạ.”

 

Nữ Tu Ann Laszok Dòng Thánh Basil, giám đốc giáo dục tôn giáo trong phân bộ Thánh Josaphat của Công Giáo Ukraine, có trụ sở tại Parma Ohio nói bà cầu nguyện “trường kỳ cho tất cả những người anh chị em chúng tôi ở Ukraine đang phải đối phó với đe dọa xâm lăng chống lại chủ quyền và độc lập của họ."

 

Lời cầu nguyện của bà vượt trên mọi biên giới, “Tôi cũng cầu nguyện cho những kẻ xâm lược, xin cho họ thấy được ánh sáng Chúa Kito và xuống thang chiến tranh, để tái lập hòa bình cho tất cả miền đông Ukraine," Bà nói vậy.

 

Vũ Vượng dịch