7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Các Nhà Lãnh Đạo Châu Âu Phản Ứng Lại Những Cuộc Tấn Công Vào Ukraine: ‘NHÂN DANH CHÚA, HÃY NGỪNG LẠI NGAY!

In Europe, Ukraine is second in geographic size to Russia. With a population of about 43 million, it is the seventh-most populous European country. (CNS graphic/Todd Habiger, The Leaven)


'In the name of God, stop now!’ European leaders react to Ukraine attacks


By Catholic News Service

Feb 24, 2022 US/World


Nguyên bản tiếng Anh của bài này được đăng lại trên báo điện tử Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle.


Nhìn vào những bức hình chụp người dân Ukraine ẩn trú dưới  nhà ga xe diện ngầm ở thủ đô Kyip để tránh bom đạn của Nga, người ta không khỏi mủi lòng khi thấy người nào cũng bận áo lạnh dày cộm vì mùa đông còn  lạnh lắm và đeo khẩu trang chống COVID. Đúng là “hoạ vô đơn chí”, đại dịch chưa hết thì bom đạn khủng khiếp bỗng đâu ập xuống đầu! Phải chăng dây là lúc thích hợp nhất để thực thi bác ái Mùa Chay thông qua Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo, Catholic Relief Services (CRS) để làm dịu phần nào những nỗi thống khổ của anh chị em chúng ta ở Ukraine?


FLORENCE, Italy – Các nhà lãnh đạo Công Giáo kêu gọi hoà bình và lên tiếng báo động về tiềm năng xảy ra “thảm hoạ nhân đạo” sau khi Nga tấn công Ukraine.


Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grusas, giáo phận Vilnius, nước Lithuania (một nước nhỏ sát với Nga), chủ tịch hội đồng giám mục Châu Âu viết: “Nhân danh Chúa, hãy ngừng lại ngay!” Ngài viết trong khi dang dự một hội nghị tại Florence, nước Ý ngày 24 tháng 2 rằng các giáo hội ở Châu Âu “mạnh mẽ lên án việc đang xảy ra đêm nay tại Ukraine.”


“Chúng ta phải quyết tâm hành động cùng nhau, để chấm dứt ngay cuộc xâm lược của Nga và làm mọi việc có thể để bảo vệ những người nam nữ và các trẻ em vô tội,” vị tổng giám mục nói thế. Ngài kêu gọi phải mở lại cuộc đàm phán.


“Các giám mục Châu Âu và các cộng đồng Kitô giáo cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc xung đột này và cầu cho gia đình của họ. Các ngài đoàn kết với những ai đang đau khổi vì những hành động bạo lực này và các ngài hợp cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi ăn chay cầu nguyện cho hoà bình. ‘Xin nữ vương hoà bình gìn giữ thế giới cho khỏi chiến tranh điên rồ.’”


Phản ứng lại cuộc tấn công có tầm mức rộng lớn của Nga vào các thành phố của Ukraine ngày 24 tháng 2, Hồng Y Jean Claude Hollerish, chủ tịch các hội đồng Liên Hiệp Âu Châu thuộc Ủy Ban Giám Mục, nói ngài lo rằng những hành động quân sự leo thang có thể mở ra “một kịch bản báo động về xung đột võ trang gây ra nhiều đau khổ, chết choc và tàn phá cho người ta”. Nga đã tăng gia sự hiện diện quân sự gần biên giới Ukraine trong nhiều tháng, và đã có một số người rời khỏi nhà ở. Chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, một nước láng giềng, đã thúc dục người dân chuẩn bị để đón tiếp người tị nạn.


Trong bản tuyên bố, Đức Hồng Y Hollerich nói: “Cứ nhìn vào tình hình khẩn trương về nhân đạo đang nổi lên do cuộc xung đột đang tiếp diễn gây ra, chúng tôi kêu gọi các chính phủ và các xã hội tại Châu Âu hãy tiếp đón những người tị nạn đang rời bỏ quê nhà ở Ukraine để chạy trốn chiến tranh và bạo lực, tìm kiếm sự che chở của quốc tế. Ơn gọi, trách nhiệm và bổn phận của chúng ta là đón tiếp và bảo vệ họ như là anh chị em của ta.


Tetiana Stawnychy, Chủ Tịch Caritas Ukraine, cảnh báo rằng những hành động của Nga “không  khỏi gây ra một thảm hoạ nhân đạo to lớn. Không thể nào tin rằng trong thế kỷ 21 này, ngay ở trung tâm Châu Âu, người ta phải thức dậy lúc 5 giờ sáng vì những tiếng nổ và những tiếng còi báo động vì những cuộc không kích bùng nổ.”


Caritas, một tổ chức quốc tế bao trùm nhiều cơ quan từ thiện Công Giáo như Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo (Catholic Relief Services) và CAFOD, đã phát đi lời kêu gọi khẩn cấp hỗ trợ cho Caritas Ukraine.


“Chúng tôi cần sự hỗ trợ của quý vị để có cơ may đáp ứng cuộc khủng hoảng nhân đạo này và trợ giúp những người bị ảnh hưởng vì chiến tranh,” Stawnychy nói thế.


Trước khi xảy ra những cuộc tấn công của Nga, Caritas Ukraine đã huấn luyện nhân viên và những người tình nguyện giúp đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng địa phương và tăng cường màng lưới hoạt động của họ. Họ cũng sắp đặt trước những trung tâm tiếp đón và trợ giúp những người buộc phải trốn khỏi nhà.


“Trước cuộc tấn công, đã có 2.9 triệu người địa phương ở cả hai bên đường tiếp giáp cần phải được trợ giúp nhân đạo,” bà Stawnychy nói vậy, “Hôm nay con số ấy đang tăng lên một cách lạ lùng.”


Nhà cầm quyền Nga nói các cuộc tấn công của họ vào nhiều thành phố của Ukraine chỉ đánh những mục tiêu quân sự, nhưng một người phát ngôn có trụ sở tại Rome của Giáo Hội Công Giáo Ukraine đang chạy tránh bom ở dưới nhà thờ chính tòa ở Kyiv. Một người phát ngôn điện Kremlin (thủ phủ của Nga) nói những cuộc tấn công này không phải là chiến tranh, nhưng là để “giải trừ quân sự và chống bọn Đức Quốc Xã” tại Ukraine.


Trong một bản tuyên bố chung, sau phiên họp của những người đứng đầu các giáo hội Công Giáo và Tin Lành của Đức, tại Bonn, đã kêu gọi chấm dứt ngay cuộc xâm lược của Nga, tôn trọng luật quốc tế và những nỗ lực hoà bình cụ thể giữa các bên can dự.


“Nga phải ngừng ngay những cuộc tấn công quân sự và hoàn toàn nhìn nhận toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine gây nguy khó cho đề án hoà bình của Âu Châu," Đức Giám Mục Georg Batzing, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức nói như vậy và Annette Kurschus, chủ tịch  hội đồng các giáo hội Tin Lành của Đức nói, “Là những người Kitô hữu chúng tôi tin rằng hòa bình có thể đạt được và những cánh cửa đã đóng có thể mở ra lại.”


Ở Moscow, thủ đô Nga, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo của Nga là Kirill đã yêu cầu toàn thể Giáo Hội Chính Thống Nga dâng lời cầu nguyện đặc biệt và thành khẩn cho hòa bình được vãn hồi nhanh chóng.”


Ngài kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột làm mọi thứ có thể để tránh những tỗn thất cho thường dân”, và thúc dục trợ giúp nhân đạo cho những người phải di dời vì chiến tranh.


Nhân dân Nga và Ukraine có một lịch sử chung trải dài nhiều thế kỷ kể từ khi Phép Rửa của Rus, được cử hành bởi vị thánh hoàng tử Vladimir, một thánh nhân được xếp ngang hàng với các Tông Đồ,” ngài nói. “Tôi tin rằng sư gần gũi này, do Chúa ban, sẽ giúp ta vượt qua những chia rẽ, bất đồng đã nổi lên và đưa tới cuộc xung đột hiện thời.”


Trợ giúp cho Ukraine ở đâu.

Muốn tham gia cứu trợ người dân Ukraine, xin liên lạc với nhiều cơ quan cứu trợ khác nhau, nhưng quen thuộc và thuận tiện nhất là cơ quan Cứu Trợ Công Giáo Catholic Relief Service (CRS).


Vũ Vượng dịch