145 Câu Hỏi Đáp Về Năm Thánh Lòng Thương Xót Phần III
(Xin bấm/Click vào câu hỏi để xem trả lời)
B. TỔNG QUÁT NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
34. Hỏi: Ngày 11-4-2015, áp Chúa nhật kính Lòng Chúa thương xót, Đức giáo hoàng Phanxicô đã ban hành tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiae Vultus), công bố việc thiết lập năm gì ?
– Thưa: Công bố việc thiết lập Năm Thánh Lòng Thương Xót
35. Hỏi: Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo hội Công giáo do Đức Giáo Hoàng nào đề ra ?
– Thưa: Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
36. Hỏi: Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ gì ?
– Thưa: Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12-2015)
37. Hỏi: Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào lễ gì?
– Thưa: Lễ Chúa Kitô Vua (20-11-2016)
38. Hỏi: Đối với các Giáo Hội địa phương, nghi thức mở Cửa Thánh sẽ được cử hành tại nhà thờ Chính Tòa vào ngày nào ?
– Thưa: Vào ngày 13-12-2015
39. Hỏi: Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là gì ?
– Thưa: Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô.
40. Hỏi: Mục đích của Năm Thánh Lòng Thương Xót là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô; nhờ đó, chúng ta được điều gì ?
– Thưa: Chúng ta cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương và trở nên dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót trong cuộc sống.
41. Hỏi: Vì thế, trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích gì?
– Thưa: Qua bí tích Giao hoà
42. Hỏi: Trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích Giao hoà để làm gì ?
– Thưa: Để tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau.
43. Hỏi: Ngoài việc, tha thứ cho nhau và làm hoà với nhau, người tín hữu đồng thời biết quan tâm tới điều gì nữa?
– Thưa: Quan tâm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội và những ai đang đau khổ về tinh thần cũng như thể xác.
– Thưa:
44. Hỏi: Tông sắc Dung mạo lòng thương xót (Misericordiae Vultus) thực sự là một tổng hợp thần học về lòng thương xót, đồng thời trình bày hướng đi của Năm Thánh. Lòng thương xót không phải là một từ ngữ trừu tượng, nhưng là gì ?
– Thưa: Nhưng là từ ngữ diễn tả dung nhan Thiên Chúa cũng như đời sống và hành động của Chúa Giêsu, đồng thời là phương cách thể hiện tính khả tín của Giáo Hội.
45. Hỏi: Về việc tổ chức Năm Thánh, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng Năm Thánh cần được cử hành trước hết trong từng giáo phận như là gì ?
– Thưa: Như là cơ hội thuận lợi để canh tân đời sống mục vụ.
46. Hỏi: Năm Thánh cần được cử hành trước hết trong từng giáo phận như cơ hội thuận lợi để canh tân đời sống mục vụ. Phải quan tâm đặc biệt đến điều gì ?
– Thưa: Đến chiều kích thiêng liêng của Năm Thánh, cũng như sự nhất quán giữa việc loan báo Tin Mừng và đời sống của những người mang danh Kitô hữu.
47. Hỏi: Trong Năm Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu mỗi giáo phận mở Cửa Thương Xót, giúp các tín hữu làm gì ?
– Thưa: Giúp các tín hữu cảm nghiệm được lòng thương xót của Cha trên trời.
48. Hỏi: Vào Chúa nhật nào, Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố rằng trong mọi Giáo hội địa phương, tại Nhà thờ Chính Tòa – Nhà Thờ Mẹ của các tín hữu trong miền đó – hoặc, thay vào đó là nhà thờ đồng-chính-tòa hay một nhà thờ khác có ý nghĩa đặc biệt, Cửa Thương Xót sẽ được mở trong suốt Năm Thánh ?
– Thưa: Chúa nhật III Mùa Vọng (Năm Phụng vụ 2015-2016)
49. Hỏi: Câu khẩu hiệu của Năm Thánh 2016 là gì ?
– Thưa: Câu khẩu hiệu là : Thương xót như Chúa Cha (x. Lc 6,36).
50. Hỏi: Khẩu hiệu Thương xót như Chúa Cha (x. Lc 6,36) là lời mời gọi sống lòng thương xót theo gương Cha trên trời, dạy chúng ta điều gì ?
– Thưa: Dạy chúng ta đừng xét đoán và kết án, nhưng hãy tha thứ và yêu thương vô giới hạn (x. Lc 6,37-38).
51. Hỏi: Logo của Năm Thánh Lòng Thương xót do ai thiết kế ?
– Thưa: Của linh mục dòng Tên, cha Marko I. Rupnik.
52. Hỏi: Logo là một tổng luận thần học về điều gì ?
– Thưa: Logo là một tổng luận thần học về lòng thương xót.
53. Hỏi: Logo trình bày một hình ảnh rất thân quen với Giáo Hội sơ khai, nghĩa là trình bày tình yêu của ai, Đấng đã đưa mầu nhiệm Nhập thể (hai bản tính, thiên tính và nhân tính) đến chỗ hoàn thành bằng ơn cứu chuộc (những dấu đinh trên hai tay và hai chân) ?
– Thưa: Của Chúa Kitô
54. Hỏi: Chúa Kitô đã mang nhân loại trên vai Người với tất cả lòng thương xót, cặp mắt của Đấng chăn chiên lành và cặp mắt của Ađam trở nên một, để Chúa Kitô nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Ađam và để Ađam làm gì ?
– Thưa: Để Ađam nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Chúa Kitô.
55. Hỏi : Nơi Chúa Kitô, Adam mới, mọi người nam nữ đều khám phá nhân tính của chính mình và tương lai sẽ đến, khi chiêm ngắm tình yêu của Chúa Cha qua điều gì ?
– Thưa: Qua cặp mắt của Chúa Kitô.
56. Hỏi: Nền của hình ảnh trên là ba hình bầu dục đồng tâm, càng đi ra bên ngoài thì mầu sắc càng nhạt đi, diễn tả hành động của Chúa Kitô đưa nhân loại đi đâu ?
– Thưa: Diễn tả hành động của Chúa Kitô đưa nhân loại ra khỏi đêm tối của tội lỗi và sự chết.
57. Hỏi: Khi nhìn từ ngoài vào, chiều sâu của mảng màu tối lại diễn tả điều gì ?
– Thưa: Diễn tả tính khôn dò của tình yêu Thiên Chúa, Đấng tha thứ tất cả.
58. Hỏi : Trong Mùa Chay của Năm Thánh 2016 có biến cố gì đặc biệt ?
– Thưa: Đức giáo Hoàng Phanxicô sẽ gửi tới trong mọi giáo phận toàn thế giới các “Thừa sai của Lòng Thương Xót” như “dấu chỉ sống động cho thấy Thiên Chúa Cha tiếp đón tất cả những ai kiếm tìm sự tha thứ của Ngài như thế nào”.
59. Hỏi: Các “Thừa sai của Lòng Thương Xót” là ai ?
– Thưa: Là các Giám mục / Linh Mục mà Đức giáo Hoàng Phanxicô ban cho quyền tha cả các tội dành cho Ngai Tòa Thánh Phêrô.
60. Hỏi: Các “Thừa sai của Lòng Thương Xót” được Đức Giáo Hoàng ban cho quyền gì ?
– Thưa: Quyền tha cả các tội dành cho Ngai Tòa Thánh Phêrô.
61. Hỏi: Đâu là các tội đặc biệt này mà Đức Giáo Hoàng ban năng quyền giải chúng cho các Thừa Sai của Lòng Thương Xót ?
– Thưa:
Một là : Xúc phạm đến Mình Máu Thánh Chúa ;
Hai là : Dùng bạo lực thể lý chống lại Đức Giáo Hoàng
Ba là : Truyền chức Giám Mục không có sự uỷ quyền của Đức Giáo Hoàng ;
Bốn là : Ban phép giải tội cho tòng phạm trong tội dâm dục tức điều răn thứ sáu ;
Năm là : Trực tiếp vi phạm Ấn bí tích, nghĩa là vi phạm bí mật tòa giải tội ;
Sáu là : Liên quan tới “vi phạm bí mật của Mật Nghị Bầu Giáo Hoàng”.
62. Hỏi: Những tội kể trên đều có hình phạt là bị vạ tuyệt thông tự động (tiền kết), và chỉ có ai mới có quyền được tha?
– Thưa: Chỉ có Đức Giáo Hoàng mới có thể tha.
63. Hỏi : Vạ tuyệt thông tiền kết là gì ?
– Thưa: Là những ai phạm một trong các tội này thì tự động và tức khắc bị dứt phép thông công, mà không cần phải có lời tuyên bố hay đưa ra hình phạt “dứt phép thông công” từ Đức Giáo Hoàng, hay từ Giám Mục, hoặc một tòa án của Giáo Hội.
64. Hỏi: Ngoài những tội trên, còn có những tội nào bị vạ tuyệt thông tiền kết nữa không ?
– Thưa: Người bội giáo, lạc giáo hay ly giáo và những người liên quan việc phá thai gồm : người mẹ, người chồng hay các người bà con đã khiến cho người mẹ phá thai, và nhân viên y tế cộng tác tích cực vào việc phá thai.
65. Hỏi: Trường hợp phá thai là trường hợp được biết nhiều nhất bao gồm hình phạt vạ tuyệt thông, nhưng việc giải vạ không được dành cho Tòa Thánh. Vậy dành cho ai ?
– Thưa: Vạ tuyệt thông này chỉ được tha do Đức Giám Mục Bản Quyền hay do linh mục nào được ngài ủy quyền.
66. Hỏi: Đối với trường hợp phá thai, Các thừa sai của Lòng Thương Xót có quyền tha vạ này không ?
– Thưa: Các Thừa Sai của Lòng Thương Xót sẽ được ban cho quyền tha bất cứ hình phạt nào theo Giáo luật. Từ vạ tuyệt thông dành cho Tòa Thánh, cho tới các vạ tuyệt thông khác nữa, mà thường chỉ có Giám Mục Bản Quyền mới có quyền tha.
67. Hỏi: Hậu quả của vạ tuyệt thông bao gồm điều gì ?
– Thưa: Hậu qủa chính của vạ tuyệt thông là cấm lãnh nhận các bí tích, bao gồm cả Bí tích Hòa Giải, tức Bí tích Giải Tội.
68. Hỏi: Bình thường cha giải tội không có quyền tha vạ tuyệt thông. Vì vậy khi linh mục giải tội tiếp nhận một hối nhân và nhận thấy họ bị vạ tuyệt thông, thì ngài phải làm gì ?
– Thưa: Không thể ban phép giải tha tội cho họ, mà phải gửi họ, tùy theo trường hợp, tới với vị Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao thay thế Đức Giáo Hoàng, hay tới Giám mục Bản Quyền, để họ có thể được tha vạ tuyệt thông trước khi nhận việc xá giải bí tích.
69. Hỏi: Gương mặt của các Thừa Sai Lòng Thương Xót thật nổi bật, vì các ngài có quyền gì ?
– Thưa: Các ngài có quyền trực tiếp tha vạ tuyệt thông, rồi ban phép giải tội để khiến cho việc hòa giải của các tín hữu được dễ dàng hơn.
70. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 2 tháng 2 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ?
– Thưa: Những người sống đời thánh hiến.
71. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày mùng 4-5 tháng 3 năm 2016 là ngày gì ?
– Thưa: Là ngày “24 giờ cho Chúa” với lễ nghi sám hối tại đền thờ thánh Phêrô.
72. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 24 tháng 4 năm 2016 là ngày gì ?
– Thưa: Là ngày dành cho các thanh thiếu niên tuổi từ 13-16 : Tuyên xưng đức tin và xây dựng một nền văn hóa của lòng thương xót.
73. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 3 tháng 6 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ?
– Thưa: Là Ngày của các Linh Mục.
74. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 12 tháng 6 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ?
– Thưa: Là Ngày dành cho các bệnh nhân và người tàn tật.
75. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 26-31 tháng 7 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ?
– Thưa: Là Ngày dành cho giới trẻ.
76. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 25 tháng 9 năm 2016 là ngày dành riêng cho ai ?
– Thưa: Là Ngày dành cho các giáo lý viên.
77. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 1 tháng 11 năm 2016 là ngày gì ?
– Thưa: Là Ngày lễ cầu cho những người đã qua đời.
78. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 13 tháng 11 năm 2016 là ngày gì ?
– Thưa: Là Ngày lễ đóng cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại các đền thờ Rôma và trong các giáo phận trên thế giới.
79. Hỏi: Theo Lịch trình các buổi cử hành Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 20 tháng 11 năm 2016 là ngày gì ?
– Thưa: Là Ngày lễ đóng cửa Năm Thánh tại đền thờ thánh Phêrô kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
80. Hỏi: Tại giáo phận Banmêthuột, khai mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót vào lúc 15g00, ngày 11/12/2015 tại đâu?
– Thưa: Tại đồi Thánh Tâm – Gx Xã Đoài, Gh Đăk Mil.
Còn Tiếp ...
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ban hành tại Rôma, cạnh Đền Thờ Thánh Phêrô
Ngày 11 tháng 04 – Vọng Chúa Nhật II Phục Sinh – Chúa Nhật Lòng Thương Xót – năm 2015,
Tác giả: Bản dịch chính thức của Ủy ban Giáo lý Đức tin. Nguồn: giaolyductin.net
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy.”