Tục lệ địa phương ảnh hưởng luật kiêng thịt
Giải đáp của Cha
Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư
phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Đâu là lý do cho việc
kiêng thịt ngày Thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh? Có bất kỳ bối cảnh
lịch sử nào cho việc này không? Con ngạc nhiên về sự kết nối giữa cái chết của Chúa Giêsu và việc kiêng thịt. Xin cha giúp con hiểu rõ vấn đề.
- F. A., Ibadan, Nigeria
Hỏi 2: Tại sao người Công giáo chúng ta bị cấm
ăn thịt trong Mùa Chay? Có truyền thống nào hoặc
cơ sở Kinh Thánh cho việc này không? - D. O.,
Philippines
Đáp: Các câu hỏi tương tự đến với tôi khá thường xuyên, và do đó câu trả lời hiện nay của chúng
tôi sẽ sử dụng lại phần trả lời trước đây, nhất là từ năm 2006 đến năm 2009.
Trước tiên, thật là cần thiết để phân biệt giữa luật ăn chay, mà người Công giáo Rôma áp dụng vào thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu
Tuần Thánh, và quy định về kiêng thịt vốn là thường xuyên hơn.
Trong truyền
thống của Giáo Hội, các luật liên quan đến việc ăn chay là chủ yếu nhằm xác định những gì liên quan đến số lượng
thực phẩm được phép ăn vào các
ngày ăn chay, trong khi những người ra luật ăn chay nhắc nhở đến
chất lượng thức
ăn.
Luật ăn
chay có nghĩa là người ta được phép ăn một bữa ăn
đầy đủ trong
ngày đó, và hai bữa ăn nhẹ, phù hợp với tập tục địa phương về số lượng và loại thực phẩm.
Trong khi việc
tiêu thụ các thực phẩm rắn giữa các bữa ăn là bị cấm, các chất lỏng, như trà, cà phê và nước trái cây, có thể
được dùng bất cứ lúc nào.
Luật kiêng thịt cấm ăn các sản phẩm
thịt, tủy và máu của động vật và các loài chim làm
thành thịt.
Trong thời trước đây, luật kiêng thịt cũng cấm
các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật,
chẳng hạn sữa, bơ, phô mai, trứng, mỡ và nước sốt làm từ mỡ động vật. Việc hạn chế này không còn hiệu lực trong nghi lễ Rôma hiện nay nữa.
Rau quả cũng
như cá và động vật máu lạnh tương tự (ếch, trai, rùa, ...) có thể được ăn. Động vật lưỡng cư được chuyển xuống
danh mục mà chúng chịu sự tương đồng nổi bật nhất.
Sự phân biệt này giữa động vật máu nóng và động vật máu lạnh có lẽ là lý do tại sao thịt trắng như gà không thể thay thế cá vào các ngày kiêng thịt.
Việc phân loại này khó có thể ngăn cản tất cả nghi ngờ liên quan đến luật kiêng thịt. Nhưng tập tục địa phương và Giáo
quyền địa phương thường cung cấp một cơ sở đầy đủ để giải quyết vấn đề thắc mắc ấy.
Việc
kiêng thịt là chặt chẽ hơn về mặt kỹ thuật trong thời trước đây,
và áp dụng cho mỗi ngày của Mùa Chay. Tuy nhiên, việc tuân giữ luật hiện nay
đã và đang giới hạn trong các trường hợp, để không mang gánh nặng không thể chịu nổi.
Đó
là lý do tại sao các người bệnh, người quá nghèo hoặc người làm việc nặng (hoặc người
gặp khó khăn trong việc mua cá) không buộc phải tuân giữ luật kiêng thịt, miễn là điều kiện như vậy được áp dụng.
Sự đa dạng trong tập tục, khí hậu và giá lương thực,
cũng điều
chỉnh luật kiêng thịt.
Thí dụ, một đặc ân cho phép các
người ở Mỹ không kiêng thịt trong bữa ăn chính của họ trong Mùa Chay vào các ngày thứ Hai,
thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy.
Một đặc
ân, ban hành ngày 3-8-1887, cho phép sử dụng mỡ động vật
trong việc làm
món cá và và rau quả trong tất cả các bữa ăn và vào tất cả các ngày. Các đặc ân tương tự đã được cấp cho các nước khác.
Mặc dù trong thời trước đây, các ngày sám hối và
thời gian đòi hỏi ăn chay và/hoặc kiêng thịt là nhiều hơn, Giáo luật hiện hành (Các điều 1250-1253) đã giảm bớt các ngày ấy.
Điều 1250 khẳng định: "Những ngày và mùa Sám Hối trong Giáo
Hội toàn cầu là các ngày thứ sáu trong năm và mùa chay” (Bản dịch Việt ngữ của
của HĐGMVN).
Điều 1251: "Vào các ngày thứ sáu trong năm, nếu không trùng với một
trong những ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hoặc phải kiêng một thức ăn nào
khác, theo quy định của Hội Đồng Giám Mục; nhưng phải kiêng thịt và ăn chay
trong ngày thứ tư Lễ Tro và ngày thứ sáu kính cuộc Thương Khó và tử nạn của Đức
Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (Bản dịch, như trên).
Hội Đồng Giám Mục có thể thay thế
việc
kiêng thịt bằng thức ăn khác ở các nước,
mà tại
đó việc ăn thịt là không phổ biến, hoặc vì một
lý do chính
đáng nào khác.
Hội
Đồng Giám Mục cũng được hưởng quyền rộng, trong ánh
sáng của Điều 1253: "Hội Đồng Giám Mục có thể ấn định rõ
ràng hơn những thể thức ăn chay và kiêng thịt, cũng như những hình thức Sám Hối
khác, nhất là những công việc bác ái và những việc đạo đức có thể thay thế toàn
phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn chay"
(Bản
dịch, như trên).
Trong
các nước như Mỹ và Ý, các Giám
Mục khuyên kiêng thịt vào tất cả các ngày Thứ Sáu trong năm. Việc kiêng thịt là bắt buộc trong tất cả các ngày Thứ Sáu Mùa Chay. Các
Giám Mục của Vương Quốc
Anh đã có một quy định tương tự,
nhưng cách đây vài năm, Hội Đồng quyết định trở lại việc thực hành
truyền thống kiêng thịt vào tất cả các ngày Thứ Sáu trong năm.
Việc kiêng thịt là bắt buộc từ 14 tuổi; và việc ăn chay trở thành bắt buộc từ 18 tuổi cho đến khi tròn 59 tuổi.
Hầu hết các Giáo Hội Đông Phương, cả Công Giáo và Chính Thống Giáo, có luật
khắt khe hơn về ăn chay và kiêng thịt,
và duy
trì luật cấm dùng sữa
và sản phẩm gia cầm.
Trong truyền thống Byzantine, thí dụ, việc ăn chay
Mùa Chay bắt đầu sau "Kinh chiều Tha thứ" vào chiều Chúa nhật Cheesefare (Tạm biệt phó mát, tức Chúa nhật trước thứ Tư Lễ Tro), với sự xức dầu cho tín hữu, chứ không xức tro.
"Cheesefare" nhắc đến sự “tạm biệt”
với các sản phẩm sữa trong chế độ ăn uống của các tín hữu trong suốt thời gian Ăn Chay Thánh. Chủ Nhật trước đó là Chúa nhật Meatfare
(Tạm
biệt thịt), nói lên sự tạm biệt thịt trong chế độ ăn uống.
Việc này tiếp tục (càng xa càng tốt cho người Rước lễ)
trong suốt Mùa Chay. Tuần Thánh là nghiêm ngặt hơn – ăn chay nhiểu hơn
kiêng thịt nữa.
Đồng thời, việc
cử hành phụng vụ Thánh Thể bị cấm - nhưng các
tín hữu rước lễ trong Phụng vụ đặc biệt như giờ Kinh Chiều của Lễ vật tiền
thánh hiến, vốn sử dụng Mình Thánh đã được truyền phép trong Chúa nhật trước
đó.
Mục đích của luật kiêng thịt là để giáo dục chúng ta trong luật thiêng liêng cao hơn của đức ái và sự tự chủ.
Mục đích thiêng liêng này cũng có thể giúp chúng ta hiểu
được lý do để loại trừ thịt vào những ngày sám hối. Có một niềm tin phổ biến
rằng thịt có nghĩa là khiêu gợi và kích thích các dục vọng cơ bản
của con người. Việc từ bỏ các
thực phẩm thịt
được coi là một phương tiện tuyệt vời chọ sự chinh phục bản thân bướng bỉnh và hướng cuộc đời của mình vào Thiên Chúa.
Mục đích khổ hạnh và thiêng liêng của việc ăn chay và kiêng thịt cũng có thể giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao các việc này đã luôn được gắn với việc bố
thí.
Bằng cách này, nó không có nghĩa là bỏ bò
bít tết để ăn tôm hùm và trứng cá muối. Ý tưởng cùa việc kiêng thịt là ưa thích một chế
độ ăn uống ít xa hoa và đơn giản hơn so với bình thường.
Vì thế chúng ta có dư chút tiền của để giúp đỡ cho những người kém may mắn hơn mình,
và cũng rèn luyện bản thân thoát khỏi ách nô lệ của các thú vui vật chất. Ngay cả một người Công giáo ăn chay trường cũng có thể thực hành kiêng thịt bằng cách thay thế một thức ăn đắt tiền hơn trong
chế độ ăn uống, bằng một cái gì đó đơn giản hơn.
Trong thế giới phát triển, mảng rộng lớn của các loại thực phẩm
có sẵn tại các siêu thị địa phương làm cho việc sống luật kiêng thịt là tương đối dễ dàng. Trong hầu hết các
trường hợp, người ta có thể từ bỏ thịt và vẫn duy trì một chế độ ăn uống đơn giản và cân
bằng.
Tuy nhiên, trong khi trung thành với luật này, chúng ta
luôn phải phấn đấu để thâm nhập các lý do bên trong cho việc ăn chay
và kiêng thịt, chứ không ngừng ở bình diện hời hợt của luật vì luật mà thôi.
Các động cơ thiêng liêng cho việc thực hành kiêng thịt đã được diễn tả
thật tuyệt vời bởi thánh Âu Tinh trong Bài Giảng về Cầu nguyện và Ăn chay: việc kiêng thịt thanh luyện tâm hồn, nâng cao tâm trí, làm cho xác thịt phụ thuộc vào tinh thần, sinh ra một tâm hồn khiêm
nhường và thống hối, phân tán các đám mây của nhục dục, dập tắt ngọn lửa của sự
ham muốn, và kích động ánh sáng thật của đức khiết tịnh.
Điều
này được tóm tắt trong Kinh Tiền Tụng IV của Mùa
Chay: "Chúa dùng chay tịnh phần xác chế ngự nết xấu, nâng cao tâm hồn chúng con,
và ban
sức mạnh cùng phần thưởng".
Nói
tóm lại, Giáo Hội qui định việc ăn chay
và kiêng thịt, để giúp giải thoát chúng ta khỏi
xiềng xích của nô lệ tội lỗi. Thay vì là một nghĩa vụ nặng nề,
đó là một tiếng kêu của sự tự do khỏi
tất cả những gì liên kết chúng ta với chính bản thân
và dục
vọng của chúng ta.