7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

HY VỌNG

Photo: Shutterstock


SPES

 

(Bài của Michele Maitland. Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử Northwest Catholic, 27 tháng 3, 2018. Bài nói về tuổi già buồn thảm của một tay suốt đời ăn chơi trác táng, nhưng dù sao cũng vẫn còn một chút hy vọng. Một bài học để suy niệm.)

 


Nếu biết được có người đang viết bài để tưởng nhớ anh, thì chắc là “Jerry the Wolf” (Sói Rừng Jerry) phải mừng lắm. Tên thật của anh là Jerome Wolf, trước kia anh là một tay ăn chơi dày dạn. Cho nên cái tên bụi đời mà anh tự đặt cho mình rất thích hợp.

 

Tình bạn giữa hai chúng tôi là một điều hy hữu. Lúc ấy Jerry đã là một ông già sống trong nursing home, còn tôi vẫn còn là một người vợ và người mẹ trẻ đang có ý theo học để lấy bằng master degree về công tác xã hội tại trường đại học Portland State University. Người ta không muốn xét đơn xin của tôi vì trường cũ của tôi là Evergreen State College không dùng cách tính điểm bằng chữ (letter grades). Do đó để tăng thêm cơ may được nhận vào chương trình của họ, tôi thu thập những lá thư giới thiệu. Tôi cũng tình nguyện làm phụ tá cho viên giám đốc sở dịch vụ xã hội tại một bệnh viện địa phương và thường đến thăm những nursing home trong vùng để lấy kinh nghiệm.

 

Chính tại trung tâm chăm sóc Thông Reo (Whispering Pines) mà tôi đã gặp Jerry, một nơi ở ọp ẹp mà anh đùa giỡn gọi là Thông Khóc Than (Whimpering Pines). Rồi trong vài năm kế tiếp tôi rất thích thú được nghe Jerry kể nhiều truyện về cuộc đời và những chiến tích của anh.

 

Trong thời thanh xuân, anh đã trở nên giàu có sống độc lập, nhờ người cha đã phát minh ra cái máy gọi là addessograph-electrograph, một cái máy in chữ tự động để thay thế cho công việc in những địa chỉ vào thư từ. Trước kia việc này làm bằng tay rất nặng nhọc. Anh được miễn quân dịch nhờ có một vấn đề sức khoẻ không nặng lắm, và vì không cần đi làm kiếm tiền chi tiêu nên anh đi vào một cuộc sống ăn chơi thỏa thích, ăn ở tại một câu lạc bộ xa hoa của bọn đàn ông ở Portland, ném tất cả thì giờ vào những cuộc truy hoan, các môn thể thao và đuổi theo đàn bà con gái, hầu như không cô nào chạy thoát. Anh thích nhảy đầm và thường lui tới một mỏm đất vươn ra ngoài bờ hồ (ngày nay đã bị xói mòn) gần bãi biển Rockaway. Vào thời ấy nơi này có một khu du lịch và vũ trường riêng biệt mà người ta chỉ có thể tới bằng tàu từ cảng Astoria.

 

Trước khi tôi đến  trung tâm “Thông Khóc Than” (Whimpering Pines) người khách duy nhất thường đến thăm Jerry là một chú chó săn mắt sệ, tai cụp, cũng ở trong nursing home này. Nó có vẻ cam phận nhận căn nhà này làm nơi ở cuối cùng, cũng như những người mướn phòng khác vậy. Jerry thích bầu bạn với tôi ít nhất cũng như thích bầu bạn với con chó. Mắt anh nhấp nháy khi kể cho tôi nghe những câu chuyện đời anh. Thật là khó chịu khi phải nhìn vào cặp mắt hoen ố nhớp nháp của anh, một cặp mắt bị hư hại nặng vì bệnh cườm, trông thật xấu xí. Thời huy hoàng, anh là một tay ăn diện không thiếu mốt nào, nhưng bây giờ thường chỉ mặc một cái áo choàng lòng thòng màu đỏ có sọc ca rô đã nhạt phai để giữ hơi ấm cho những khúc xương teo  và mang một đôi giày phòng ngủ (slippers) bằng len để bảo vệ hai bàn chân nhợt nhạt, sần sùi, hai bàn chân ngày xưa nhảy nhót tưng bừng suốt thời kỳ Đại Khủng Hoảng Kinh Tế (Great Depression)

 

Sau một thời gian tôi mới nhận ra mặc dù anh còn là một người vui tính, nhưng anh cũng thấy tôi biết anh đã chán đời rồi nhưng vẫn còn sợ chết. Một ngày kia anh thổ lộ với tôi anh đã sống một cuộc đời chỉ biết tìm thỏa thích cho mình và cảm thấy đã phung phí cuộc đời. Anh sợ rằng nếu có thần thánh thì anh sẽ phải tiêu vong. Anh hỏi tôi, “Cô có biết từ roué trong tiếng Pháp không?” Khi tôi gật đầu, anh nói, “Nhưng tôi đoán cô không biết phiên dịch nó như thế nào. Nó có nghĩa là ‘để cho bánh xe nghiền nát,’ và có ý chỉ cách hành hình mà người ta nghĩ rằng một con người sống như thế đáng phải chịu.”

 

Tôi nhìn thẳng vào cặp mắt đục ngầu của anh và hỏi, “Anh có biết từ spes trong tiếng Latinh không?” Khi anh lắc đầu, tôi nói: “Đó là từ mà thánh Thomas More đã gạch vào một cái xà nhà trong nhà tù Tower of London trong khi đang chờ đợi ngày ra pháp trưòng vì quyết bảo vệ đức tin. Từ đó có nghĩa là ‘hy vọng’.”

 

Jerry suy nghĩ một chút rồi mỉm cười nói, “Tôi nghĩ nếu tôi được lựa chọn giữa thất vọng và hy vọng thì tôi sẽ chọn hy vọng.” Khi tôi đang ra về thì anh ta gọi lại từ đàng sau, “Này, lời cầu nguyện chỉ có mấy chữ mà cô đã dạy tôi mấy bữa trước là thế nào vậy?”

 

Tôi nói với lại, “Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con.” Tôi đâu có biết đó là lần cuối tôi được gặp anh còn sống. Nhưng tôi tin rằng tôi sẽ được gặp lại anh. Vì tôi cũng chọn hy vọng.

 

Vũ Vượng dịch



SPES


“Jerry the Wolf” would be delighted to know he’s being remembered in print. His given name was Jerome Wolf, and he’d been an inveterate playboy, so the moniker he’d given himself was fitting.

 

Ours was an unlikely friendship. Jerry was an aged nursing home resident and I was a young wife and mother intent on pursuing a master’s in social work from Portland State University. They would not consider my application because my alma mater, Evergreen State College, didn’t use letter grades. So to fortify my case for acceptance in their program, I collected letters of recommendation. I also volunteered as assistant to the social services director at a local hospital and visited local nursing homes to gain experience.

 

It was at Whispering Pines Care Center that I met Jerry, who laughingly referred to his shabby domicile as “Whimpering Pines.” Over the next couple of years, Jerry entertained me with tales of his life and exploits.

 

As a young man, he’d become independently wealthy from his father’s invention of the addressograph-electrograph, an automated typeface machine that replaced the laborious process of hand-addressing missives. He was disqualified from military service because of a minor health issue, and since there was no need to earn spending money, he willingly settled into the life of a playboy, taking up residence at a tony men’s club in Portland. He filled his time with leisure pursuits, sports and chasing women, most of whom he caught. He loved to dance and often visited a now-eroded spit near Rockaway Beach, which at that time was home to an exclusive resort and dance hall, accessible only by boat from the port at Astoria.

 

Until I showed up at “Whimpering Pines,” Jerry’s only visitor had been the droopy-eyed resident cocker spaniel, who seemed as resigned as all the other tenants that this was his final home. Jerry appreciated my company at least as much as the dog’s, and his eyes twinkled as he regaled me with his stories. It was difficult to meet those crusted and gelatinous eyes, ravaged by cataracts and hideous to behold. He’d been a dandy in his day, but now he wore a faded red plaid robe to warm his shrinking bones, and woolly slippers on the pale waxen feet that had danced their way through the Great Depression.

 

Over time, I realized that in spite of his bonhomie, Jerry knew that I knew he was tired of living and scared of dying. He confided one day that he’d lived a self-indulgent life and felt that he’d squandered it. He feared, he said, that if there were a god, he’d be lost. “Do you know the French word roué?” he asked. When I nodded yes, he said, “I’ll bet you don’t know the translation. It means ‘broken on a wheel,’ and refers to the instrument of torture thought to be deserved by such a person.”

 

I looked directly into his clouded eyes and asked, “Do you know the Latin word spes?” When he shook his head no, I said, “That’s the word St. Thomas More scratched into a beam in the Tower of London while awaiting execution for defending his faith; it means ‘hope.’”

 

Jerry pondered a moment and then smiled. “Well,” he said, “I guess if I’ve got a choice between despair and hope, I choose hope.” As I was leaving, he called after me: “Hey, what was that three-word prayer you taught me a while back?”

 

“My Jesus, mercy,” I said over my shoulder. I hadn’t known it was the last time I’d see him alive. But I trust that I’ll see him again. I choose hope, too.

 

Michele Maitland



Michele Maitland is a lay Carmelite and a member of Holy Redeemer Parish in Vancouver.