Photo: Shutterstock
Và
Chuỗi Mân Côi Từ Đâu Mà Có?
Why
Is October the Month of the Rosary?
Bài
giải đáp của Đức Giám Mục Daniel Mueggenborg.
Nguyên bản tiếng Anh đăng trong
nguyệt san Northwest Catholic tháng 10, 2018.
HỎI:
Taị sao tháng Mười được gọi là tháng Mân Côi?
ĐÁP: Câu trả lời cho câu hỏi của bà tương đối
đơn giản nhưng cần biết bối cảnh lịch sử thì mới hiểu được một cách thấu đáo. Câu
trả lời ngắn gọn là thế này: tháng Mười là tháng được dành riêng để đọc Kinh Mân
Côi bởi vì chúng ta cử hành lễ tưởng nhớ Đức Bà Mân Côi vào ngày 7 tháng 10 mỗi
năm.
Để hiểu biết về lễ này ta
cần đi ngược dòng lịch sử. Vào thế kỷ 16, đế quốc Hồi Giáo Ottoman đe dọa nghiêm
trọng miền tây Châu Âu và phái một hạm đội tàu chiến đến tấn công các tuyến phòng
thủ của những người đạo Thiên Chúa ở phía nam Châu Âu. Đức Giáo Hoàng Pio V nhận
thấy sự đe dọa rất nghiêm trọng nên đã tổ chức một hạm đội gọi là Liên Minh Thánh
Chiến (Holy League) để đương đầu với hải quân của đế quốc Ottoman. Ngày 7 tháng
10 năm 1571 hải quân hai bên giao chiến trong một trận đánh quyết liệt để quyết
định ai kiểm soát được lưu thông hàng hải trong biển Địa Trung Hải, biển
Adriatic và biển Aegean. Số phận của Tây Âu tùy thuộc vào sự thành công của phe
Thiên Chúa Giáo trong trận hải chiến này, một trận đánh gồm trên 400 chiến thuyền
(đó là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử Tây Âu trong nhiều thế kỷ).
Giáo Hoàng Piô V biết chỉ
có sức mạnh quân sự mà thôi thi chưa đủ để bảo vệ Châu Âu theo đạo Thiên Chúa,
cho nên ngài xin toàn thể các tín hữu lần chuỗi Mân Côi, xin Đức Mẹ Đầy Ơn Phước
cầu bầu. Sau cùng chiến thắng ở Vịnh Lepanto (nay gọi là Vịnh Corinth) thuộc về
Liên Minh Thánh Chiến (Holy League) và sự bành trướng hải quân của đế quốc
Ottoman bi ngăn chận vĩnh viễn.
Năm sau đó Giáo Hoàng Pio V lập một ngày lễ vào ngày 7 tháng 10 để
tôn vinh Đức Mẹ Đầy Ơn Phước, lúc đầu được gọi là Đức Bà Chiến Thắng. Mấy thế kỷ
sau, tên ấy được đổi thành Đức Bà Mân Côi để ghi nhận một cách rõ ràng hơn lời
cầu nguyện là sức mạnh lớn nhất đã làm nên chiến công ngày hôm ấy trên biển cả.
Vào năm 1571, lần chuỗi Mân
Côi còn là một cách cầu nguyện tương đối mới mẻ trong giáo hội toàn cầu. Giáo
Hoàng Piô V chính thức lập ra việc sùng mộ lần chuỗi Mân Côi trong sắc chỉ mang
tên Consueverunt Romani Pontifices chỉ 2 năm trước trận hải chiến Lepanto. Lời
công bố của Đức Thánh Cha trên toàn cầu nhìn nhận lòng sùng kính Đức Mẹ Đầy Ơn
Phước ngày càng gia tăng khắp Châu Âu, cũng như việc lần hạt Mân Côi gia tăng tại
nhiều nơi khác nhau. Lòng sùng mộ lần chuỗi Mân Côi được đặc biệt cổ động bởi Thánh
Đôminicô vào thế kỷ 13 và bởi Thánh Peter Casinius vào thế kỷ 16 (theo tục truyền
vị thánh này đã thêm câu cuối vào Kinh Kính Mừng mà ta thường đọc: “Thánh
Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm
tử.” Câu này được chính thức in vào Sách Giáo Lý của Công Đồng Trent năm 1566.
Còn hai câu đầu Kinh Kính Mừng được phỏng theo Phúc Âm Thánh Luca 1:28 và 1:
42).
Nguồn gốc của Chuỗi Mân Côi
khá phức tạp. Việc xử dụng chuỗi dây có gắn những hạt để đếm những kinh nguyện
hay những lời Kinh Thánh, (bao gồm cả Kinh Lạy Cha và Kinh Chúa Giêsu) là một
việc đã có từ lâu đời và cũng thấy ở cả những vùng văn hóa không theo Thiên Chúa
Giáo. Rất có thể việc đọc 150 kinh như thế có ý phản ảnh Kinh Phụng Vụ từng giờ
trong các dòng tu, trong đó các thày dòng đọc đủ 150 thánh vịnh mỗi ngày.
Kết cấu chuỗi mân côi như
ta biết ngày nay đã hình thành đáng kể từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14, khi chuỗi lớn
gồm 150 kinh được chia thành những chuỗi 50 có xen vào những lời hay chủ đề
trong Kinh Thánh (ngày nay ta gọi là những mầu nhiệm). Chính những mầu nhiệm này,
giống như những hoa hồng trong vườn được xếp theo từng nhóm, mà người ta đặt tên
cho kiểu cầu nguyện này là những đóa hoa hồng (hay mân côi).
Chuỗi mân côi là một cách
cầu nguyện sinh động và tiếp tục phát triển ngay cả trong thời kỳ cận đại. Một
lời khẩn nguyện gọi là Kinh Fatima thường được thêm vào trong thời kỳ đầu thế kỷ
20. Năm 2002 Đức Giáo Hoàng Gioan - Phaolô II đã thêm vào một bộ mới gồm năm bài
suy niệm được gọi là Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng khuyến khích ta suy niệm thêm về cuộc
đời Chúa Giêsu.
Chuỗi Mân Côi mời gọi ta cảm
nghiệm về ơn được nhận Maria làm mẹ thiêng liêng vì bà dẫn ta tới Con bà là Chúa
Giêsu. Vì lý do đó nó là nguồn mạch vô giá của những ơn ích thiêng liêng không
thể kể hết cho các thánh. Xin nhớ mỗi lần ta lần chuỗi Mân Côi ta được đặc ân và
vinh dự kêu lên danh thánh Chúa Giêsu hơn 50 lần.
Kho tàng ơn ích thiêng liêng
được ban phát qua chuỗi Mân Côi không xuất phát từ sự tích lũy những lời nguyện
(xem Matthêu 6:7) nhưng từ việc bắt chước Chúa Kitô trong sự vâng theo thánh ý
Chúa Cha, theo gương Đức Mẹ Đầy Ơn Phước.
Có lẽ tháng Mười là tháng
ta nên tắt máy thu thanh hay podcast trên đường đi làm hay đi học và trở về nhà.
Thay vào đó nên đọc Kinh Mân Côi để xem Chúa muốn đổ những ơn ích gì vào đời ta
nhờ những bài suy niệm hàng ngày đẹp như vườn hồng tươi thắm.
Vũ Vượng dịch
WHY IS OCTOBER THE MONTH OF THE ROSARY?
And where did the rosary come from?
Q: Why is October referred to as the Month of the Rosary?
A: The answer to your question is relatively simple but needs a
historical context in order to be fully appreciated. The short answer is this:
October is dedicated as the Month of the Rosary because we celebrate the
memorial of Our Lady of the Rosary each year on October 7.
To understand this feast, we need to go back in time. In the 16th
century, the Islamic Ottoman Empire presented a serious military threat to
western Europe and sent a fleet of ships to attack Christian defenses in
southern Europe. Pope Pius V recognized the grave danger and organized a fleet
called the Holy League to confront the navy of the Ottoman Turks.
On October 7, 1571, the two navies engaged in a pivotal battle that would
determine who controlled maritime traffic in the Mediterranean, Adriatic and
Aegean seas. The fate of western Europe depended upon the success of Christians
in this navy battle, which involved more than 400 warships (it was the largest
naval battle in Western history for centuries).
Pius V knew he needed more than just military strength to defend
Christian Europe, so he asked that all the faithful pray the rosary, requesting
the intercession of the Blessed Mother. At the end of the Battle of Lepanto,
the Holy League was victorious and the maritime expansion of the Ottoman Empire
was permanently prevented.
The next year, Pius V established a feast on October 7 in honor of the
Blessed Mother, originally called Our Lady of Victory. After a few centuries,
the name was changed to Our Lady of the Rosary to more clearly recognize that
prayer was the greatest power at work that day on the seas.
In 1571, the rosary was still a relatively new prayer form for the
universal church. Pope Pius V had issued a decree formally establishing
devotion to the rosary in the papal bull Consueverunt Romani Pontifices just
two years before the Battle of Lepanto. The Holy Father’s universal
promulgation recognized the growing devotion to the Blessed Mother throughout
Europe, as well as the increased prayer of the rosary in various locations.
Devotion to the rosary was especially promoted in the 13th century by St.
Dominic and in the 16th century by St. Peter Canisius (who, according to
tradition, added the final verse to the Hail Mary, in which we pray, “Holy
Mary, Mother of God, pray for us sinners now and at the hour of our death” —
printed officially in the Catechism of the Council of Trent in 1566; the first
two verses of the Hail Mary are adapted from Luke 1:28 and 1:42).
The origins of the rosary are complex. The use of knotted ropes to count
prayers or scriptural verses (including the Lord’s Prayer and the Jesus Prayer)
is an ancient practice and is even found in non-Christian cultures. Most
probably, the Christian recitation of 150 such prayers was intended to mirror
the monastic prayer of the Liturgy of the Hours in which monks prayed all 150
psalms each day.
The structure of the rosary as we know it today developed significantly
from the 12th to the 14th centuries as the larger collection of 150 prayers was
further divided into groups of 50 and separated by biblical verses or themes
(now referred to as mysteries). It is these mysteries, like a grouping of
common roses in a garden, that gave the name rosary to this prayer form.
The rosary is a living prayer form and continues to develop even in
recent times. An invocation known as the Fatima Prayer was commonly added in
the early 20th century. In 2002 Pope John Paul II added a new set of five
reflections called the Luminous Mysteries which encourage additional
meditations on the life of Jesus.
The rosary is an invitation to experience the grace of Mary’s spiritual
motherhood as she leads us to her Son, Jesus. For this reason, it has been an
invaluable source of countless spiritual graces for the saints. Remember, every
time you pray the rosary you are given the privilege and honor of pronouncing
the holy name of Jesus more than 50 times.
The wealth of spiritual graces offered through the rosary comes not from
the multiplication of prayers (see Matthew 6:7) but from the imitation of Christ
through obedience to the Father’s will, according to the example of the Blessed
Mother.
Maybe October would be a good month to turn off the radio or podcast as
you commute to work or school and pray the rosary instead. See what graces the
Lord wants to pour into your life from the rose garden of this daily
meditation.
Northwest Catholic - October 2018
Written by Bishop Daniel Mueggenborg