7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Tại Sao Ta Dành Riêng Một Ngày Chúa Nhật Để Mừng Kính Mình và Máu Chúa Kitô Trong Khi Ta Vẫn Cử Hành Trong Mỗi Thánh Lễ?



Why do we have a Sunday dedicated to the body and blood of Christ


when that’s what we celebrate in every Mass?


 

 

Bài của Đức Giám Mục Daniel Mueggenborg. Nguyên bản tiếng Anh đăng trong nguyệt san Northwest Catholic tháng 6, 2021. Một bài nên đọc để biết về lai lịch của ngày lễ mừng kinh trọng thể Mình Thánh Chúa Kitô.

 

 

Đúng là chúng ta mừng Chúa Giêsu hiện diện thật sự – mình, máu, linh hồn và thần tính của người – trong phép Thánh Thể của mỗi thánh lễ. Nhưng việc mừng kinh trọng thể Mình và Máu Chúa Kitô hàng năm giúp ta hiểu biết và quý trọng một cách sâu xa hơn hồng phúc được gặp hiện thân của Chúa Giêsu.

 

Trong khi người Công Giáo luôn luôn tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, sự hiểu biết và lòng sùng kinh mầu nhiệm này của chúng ta đã trở nên lớn mạnh trải qua nhiều thế kỷ. Thánh Phaolô giảng dạy rõ ràng về sự hiện diện thật sự trong thư thứ nhất gửi giáo hữu Thành Côrinto (11:17-34). Các phúc âm của Thánh Luca và Thánh Gioan cũng làm chứng một cách minh bạch về sự hiện diện này nữa (Luca 24:30, Gioan 6). Ngay cả các văn kiện của thế kỷ thứ nhất như Didace (Lời Giảng của mười hai tông đồ) cũng chứng tỏ lòng tin vững vàng vào đức tin này của các tông đồ.

 

Lễ mừng kính trọng thể Mình Thánh Chúa Kitô trên toàn cầu đã bắt đầu vào thế kỷ 13 với lễ mừng một phép lạ về Thánh Thể tại Bolsena.

 

Một linh mục gốc ở Bohemia (thuộc miền bắc cộng hòa Czech ngày nay) gọi là Peter of Prague, trên đường đi Rome, đã dừng lại ở hồ Bolsena để làm lễ vào năm 1264. Vị linh mục này, vốn được biết đến vì đã có lần nghi ngờ sự hiện diện thật sự (của Chúa trong Thánh Thể), nay được chứng kiến một phép lạ khi mình thánh Chúa đã in một dấu đậm bằng máu trên khăn thánh. Vị giám mục tại địa phương đã điều tra phép lạ này, và không thể tìm thấy một cách giải thích theo lẽ tự nhiên vì sao xảy ra như vậy. Rồi khăn thánh ấy được rước đi qua mấy dặm đường đến thành phố Orvieto là nơi ở của Đức Giáo Hoàng Urbano IV khi đó. Đức giáo hng chính thức công nhận phép lạ thánh thể này, rồi nhà thờ chính tòa Orvieto được xây lên để lưu giữ di tích khăn thánh này.

 

Thomas Aquinas đang ở tại Orviesto vào thời ấy, và Giáo Hoàng Urbano đã yêu cầu nhà thần học thánh thiện này, thuộc Dòng Đaminh, sáng tác một thánh vịnh để tôn vinh phép lạ này. Để đáp lại, Thánh Thomas đã sáng tác nhiều thánh vịnh trong đó có Kinh Tantum Ergo Sacramento (thường đường được hát trong các giờ chầu Thánh Thể). Giáo Hoàng  Urbano lập ra lễ mừng hàng năm Corpus Domini (Mình Thánh Chúa) để giáo hội toàn cầu có thể chia sẻ niềm vui của phép lạ này. Ngày nay du khách đến Orvieto có thể được xem khăn thánh phép lạ vào những dịp đặc biệt.

 

Ngày nay ta cử hành Lễ Mình Thánh Chúa Kitô (Corpus Christi) theo nhiều kiểu cách khác nhau. Một số giáo xứ vẫn tiếp tục truyền thống rước Mình Thánh để tái diễn cuộc rước khăn thánh phép lạ từ Bolsena đến Orvieto. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cuộc rước là ta được gặp gỡ  bản thân Chúa Giesu hiện diện, đấng đã hiến dâng chính mình cho ta trong phép Thánh Thể.

 

Thánh Thể không phải chỉ là một điều thánh mà thôi. Đây là nhiệm tích trong đó Chúa Giêsu thật sự trở thành người hiện diện trước mắt ta. Ta rước Lễ không phải để lập công, nhưng để gặp Chúa, đấng đã dựng lên ta, cứu chuộc ta và cứu chữa ta. Đây cũng là lý do để ta có những giờ chầu thờ lạy Chúa.

 

Mặc dù người Công Giáo có nhiều cách để diễn tả đức tin vào Thánh Thể, chúng ta không bao giờ nghi ngờ hay phủ nhận món quà tự hiến của Chúa chúng ta. Chính sự hiệp thông với Chúa Giêsu đã làm ta  trở thành mình mầu nhiệm của người và tăng cường liên hệ hiệp thông giữa chúng ta.

 

Cử hành lễ Mình Thánh Chúa hàng năm luôn luôn nhắm hai mục đích: nhìn nhận, lãnh nhận và đáp trả Chúa Giêsu, đấng đã ban chính mình người cho ta; và trở thành những người như Chúa muốn, nghĩa là những chi thể trong thân minh của Chúa chúng ta.

 

Anh chị em hãy cầu xin Chúa tỏ lộ chính mình người cho chúng ta trong phép Thánh Thể!

 

Vũ Vượng dịch