7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

MỘT CÁCH TRỪ QUỶ AI CŨNG LÀM ĐƯỢC

 A painting showing Saint Francis Borgia, a 16th century saint,, performing an exorcism. Francisco Goya


An Exorcism Available to Everyone

 

LỜI GIỚI THIỆU – Mới đây, dư luận ở Việt Nam khá xôn xao về những vụ trừ quỷ tại vùng cao nguyên. Không những ở Việt Nam mà cả trên thế giới, trừ quỷ luôn luôn là một đề tài hấp dẫn, làm cho nhiều người hồi hộp theo dõi, bàn tán xôn xao. Sau đây là bản dịch của một bài viết về vấn đề này, trích từ mạng internet Công Giáo.

 

Từ khi trang mạng của chúng tôi ra đời, có hai bài báo trong văn khố của chúng tôi được yêu cầu nhiều nhất. Đó là bài “Chiều Kích Vật Chất của Cuộc Chiến Tâm Linh” (Physical Dimentions of Spiritual Warfare – Tháng 12, 1994) của Jindal và bài “ Một VQuỷ Ám” (A Case of Demonic Possession - Tháng 3, 2008) của Dr. Richard E. Gallagher. Khó có thể nghĩ rằng đây là một sự trùng hợp (tinh cờ) vì cả hai bài báo này đều có một điểm chung là đề cập đến những vụ quỷ ám, và những cố gắng trừ quỷ. Đề tài này hầu như không thể không khơi dậy sự chú ý của nhiều người, Công Giáo cũng như không Công Giáo.

 

Thoạt đầu, người ta có xu hướng bác bỏ ý kiến cho rằng    hai bào báo này được nhiều người ưa chuộng, và cả quyết rằng chúng chỉ là kết quả của sự rình rập hiếu kỳ, nguyên nhân đưa tới  sự thành công của những cuốn phim giật gân khai thác hiện tượng tâm linh kịch liệt này, chẳng khác nào những cuốn phim Hollywood mang tên The Exorcist (Người Trừ Quỷ -1973) và những cuốn phim tiếp theo của nó, và phim The Exorcism of Emily Rose (Trừ Quỷ cho Emily Rose – 2005). Trong khi sự chú ý đến cuốn phim thứ nhất được thúc đẩy tới cao độ vì sự thăng tiến nhanh chóng của Jindal trong lãnh vực chính trị ở Hoa Kỳ và sự bóp méo đặc tính dường như là cố ý về đức tin và bài viết của ông ta, chúng tôi coi bài báo thứ hai như là một bài viết về đề tài này trong đó tính giật gân được giảm thiểu tới mức có thể làm được. Thực ra, tiến sĩ Gallagher thảo luận rất nhiều về những kiểu quỷ ám ngụy tạo.

 

Khi xem xét thêm, chúng tôi thấy hai bài này được ưa chuộng lâu dài vì có một nhu cầu sâu xa hơn. Như nhiều nhà văn của nhóm điểm báo NOR (New Oxord Review) đã chịu khó ghi nhận: trên các tòa giảng của Giáo Hội ngày nay, tội lỗi, sự độc dữ, bộ mặt thật của Satan và hỏa ngục ít khi được nói đến. Như ta đã rõ, đức tin của ta là đức tin chiến đấu, và chiến trường của ta thuộc lãnh vực tâm linh, vậy phải chăng các nhà lãnh đạo đã để cho chúng ta bơ vơ, như những người linh không đủ vũ khí để đánh thắng những cuộc chạm trán hàng ngày với sự độc dữ? Làm sao ta có thể đánh bại kẻ thù nếu ta không có khả năng nhận diện nó và những cách lừa đảo của nó? Người Công Giáo rất cần những bài học giáo lý thích hợp để “đánh thắng trận đánh” (fight the good fight).

 

Dường như sự trùng hợp cũng không có bao nhiêu khi quyển sách tôn giáo bán chạy nhất ở nước Ý năm 2000 là một quyển sách tựa đề The Deceiver: Our daily struggle with Satan (Kẻ Lừa Dối: Cuộc chiến hàng ngày của ta với Satan). Sách đã được dịch sang tiếng Anh và có thể mua ở nhà sách Roman Catholic Books. Tác giả, Cha Livio Fanzaga, viết, “Nhiều người im lặng trước kẻ thù này, y như là nó không có vậy. Tính cách chiến đấu của đời sống Giáo Hội đã bị quên đi, nhưng không phải vì thế mà kẻ thù đi ngủ đâu. Trái lại chúng dữ dội hơn bao giờ hết. Chống lại con người không được vũ trang, không sẵn sàng cho trận chiến, nhiệm vụ của chúng trở thành dễ dàng hơn bao giờ hêt. Sự nguy hiểm cho các linh hồn rất nghiêm trọng.” Những kẻ thù của người ta là ai? Đó là “xác thịt, thế gian và ma quỷ”.

 

Như sách giáo lý giải thích, “Sự mặc khải tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Kitô cùng một lúc bày tỏ tầm mức của sự dữ và sự chan hòa của ân sủng” (điều 385). Và mặc dù sự thật là “Bởi cuộc thương khó của người, Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta khỏi ách Satan và tội lỗi (điều 1708), thế nhưng ma quỷ vẫn có được một mức độ thống trị nào đó trên con người ta (điều 407). Kết quả là đời sống mỗi người là một cuộc chiến. Không những đời sống mỗi người mà còn tn thể lịch sử loài người là câu chuyện cuộc chiến đấu của chúng ta với những thế lực độc ác, như Chúa chúng ta đã cho biết, kéo dài ngay từ bình minh của lịch sử cho đến tận thế” (điều 409).

 

Bản chất của quỷ là gì? Theo sách giáo lý (điều 2851 đến 2852), “Quỷ không phải là cái gì trừu tượng, nhưng có ý nói về một thể nhân, tên Độc Dữ, thiên thần chống lại Thiên Chúa. Quỷ là kẻ ‘nhảy ngang qua kế hoạch của Chúa” và công trinh cứu độ của ngài được hn thành trong Chúa Kitô …. Toàn thể thế giới ở trong quyền lực của Kẻ Dộc Dữ.

 

Trong cuộc rượt đuổi cuồng nhiệt các linh hồn người ta, Satan không bao giờ nghỉ ngơi. Nhưng hắn thích làm việc sau hậu trường và không bao giờ để hé lộ bộ mặt thật xấu xa của hắn. “Quỷ dữ, ngoại trừ vài trường hợp được Chúa cho phép, thường không tỏ mình ra,” Cha Fanzaga viết thế. “Satan thích thống trị từng người và tn xã hội, kìm kẹp người ta trong móng vuốt của hắn, nhưng không để lộ diện chút nào.” Đây là lý do tại sao khi hắn lộ mặt trong những vụ quỷ ám, thì rất nhiều người đổ xô theo dõi.

 

“Có nhiều vụ quỷ ám với nhiều kiểu cách khác nhau,” Cha Fanzaga viết tiếp, “Không có gì khiến ta phải kết luận rằng những người bị quỷ ám là hiếm có. Vì lý do này, “việc trừ quỷ đang trở lại” trong Giáo Hội, sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố Nghi Thức Trừ Quỷ được sửa đổi vào năn 1998.

 

Một vụ trừ quỷ trọng thể, cũng gọi là trừ quỷ chính, chỉ có thể được thi hành bởi một linh mục Công Giáo được phép của đức giám mục. Theo sách giáo lý (điều 1673), vị linh mục ấy phải hành xử một cách cẩn trọng, theo đúng những luật giáo hội đã làm ra. Trừ quỷ nhắm vào việc trục xuất ma quỷ hay giải thoát sự chiếm đóng của ma quỷ nhờ quyền năng thiêng liêng mà Chúa Giêsu đã ủy thác cho giáo hội. Và, tất nhiên là “bệnh tật, nhất là bệnh tâm lý, là một vấn đề khác xa … điều quan trọng là phải xác quyết rằng ta đang đối phó với sự hiện diện của Quỷ Dữ, chứ không phải một chứng bệnh.” Điều này được quyết định một cách thuyết phục trong vụ được mô tả bởi BS Gallagher, khiến cho bài tường thuật của ông làm người ta kinh ngạc hãi hùng. Tuy vậy, BS Gallagher bất đồng ý kiến với Cha Fanzaga về một điểm. BS Gallagher viết, “Quỷ ám rất hiếm có, mặc dù không hiếm đến mức độ như nhiều người tưởng.” Các kiểu tấn công khác của quỷ như “ức chế” (oppression) hay cả một bày khống chế (infestation) thì ít hiếm có hơn,” ông nói thế.

 

Bất kể những vụ quỷ ám xảy ra nhiều hay ít, Cha Fanzaga cảnh báo rằng trong chúng ta có nhiều người “vốn có xu hướng thấy ma quỷ ở khắp nơi. Ở khắp nơi có nghĩa là “không kể trường hợp hầu như chắc chắn là hắn có mặt, trong tội lỗi”. Chính bằng cách cám dỗ phạm tội mà Satan tấn công mỗi người và mọi người chúng ta. “Trái tim bị chiếm đóng, cứng lòng trong tội lỗi là trường hợp thường thấy rất nhiều so với quỷ ám,” Cha Fanzaga viết thế.


Để đánh bại Satan trong đời ta, ta phải đánh bại tội lỗi. Muốn đánh bại tội lỗi, ta phải chiến thắng xác thịt. Cha Fanzaga viết, “tuyến phòng thủ thứ nhất để chống lại quỷ dữ là ánh sáng đức tin. Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian. Ánh sáng của ngài chiếu rãi trong bóng tối …. Lời ngài tách biệt điều thiện và điều ác”…. Thế nhưng, nơi nào có Chúa hành động đều có Satan hiện diện để cản trở việc thực thi những kế hoạch của lòng thương xót Chúa.” Nhưng Satan không thể làm thế một mình. Việc làm của hắn chỉ có thể hòan tất với sự hợp tác của con người, với sự khuất phục tự nguyện của ta trước những lời cám dỗ phạm tội của hắn.

 

Người Công Giáo chúng ta có những vũ khí thiêng liêng dùng để tự vệ chống lại Satan và những cạm bẫy của hắn, gồm có trừ quỷ được thực thi mỗi khi cử hành Phép Rửa. Nhưng Cha Fanzaga cả quyết, “Cách trừ quỷ hiệu nghiệm nhất là hãm minh”. Hãm minh là gì? Đó là khắc phục những thèm khát của xác thịt qua những thói quen khắc khổ như ăn chay. Mục tiêu của nó, theo cách mô tả của Cha Fanzaga, là nhổ tận gốc rễ những khuynh hướng xấu của ta. Việc này bắt đầu sau khi xưng tội và cần được tăng cường bằng cầu nguyện, cách riêng là dự thánh lễ và lần Chuỗi Mân Côi.” Cần phải có “cố gắng thường xuyên và lâu dài của trái tim”. Cha Fanzaga viết, “Thật là vô ích nếu chiến đấu với quỷ bằng nước phép mà không chịu bỏ đời sống tội lỗi và trở lại con đường thánh thiện.

 

Sách giáo lý nhận ra hãm mình là con đường vững chắc để trở nên Kitô hữu hn hảo, tiến lên theo con đường Thánh Giá (điều 2015): Không có sự thánh thiện nào, nếu không bỏ mình đi và nếu không có trận chiến thiêng liêng. Sự tiến bộ tâm linh bao gồm lối sống khắc khổ và hãm mình, để dần dần đi tới đời sống trong binh an và niềm vui của Tám Mối Phúc Thật.

 

Cha Fanzaga viết tiếp, “Hãm mình là cách  trừ quỷ ai cũng làm được. Không cần phải có phép đặc biệt mới làm được”. Nhờ hãm mình người ta tìm ra “đời sống thánh thiện của con cái Chúa, một lối sống đuổi xa ma quỷ, cũng như mặt trời đuổi xa bóng tối”.

 

Vũ Vượng dịch