7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

CHƯƠNG TRÌNH THĂM TRUNG MỸ CỦA BÀ HARRIS LÀM NỔI BẬT NHỮNG QUAN TÂM LÂU DÀI CỦA GIÁO HỘI


 

Harris’ Central America agenda features long time concerns for the church


Một bản tin của Catholic News Service được nhiều người chú ý. Sau đây là bản dịch sang Việt Ngữ

 

 

By: Rhina Guidos

Date: June 11, 2021

 

WASHINGTON (CNS) —Trong chuyến đi thăm ngoại giao Châu Mỹ Latinh với tư cách phó tổng thống từ ngày 7 đến ngày 8, bà Kamala Harris mang một chủ đề có từ lâu trong tâm tư của Giáo Hội Công Giáo ở các nước thuộc châu Mỹ: làm nhẹ bớt các khó khăn khiến cho những người dân ở Trung Mỹ, nói riêng, rời bỏ quê hương, tham dự vào cuộc hành trình đầy nguy hiểm về phương bắc.   

 

Chúng tôi vẫn cho rằng lý do chính của việc di dân, cuộc đổ xô chạy về phía Hoa Kỳ, xuyên qua Mexico, là nghèo đói,” Đức Hồng Y Álvaro Ramazzini của Guatemala đã nói thế.

 

Ngài nói với một nhóm giám mục vào ngày 2 tháng 6, qua trực tuyến, tụ tập bên ngi thành phố Chicago, cùng với những người đứng đầu các tổ chức Công Giáo nổi tiếng từ Hoa Kỳ, Mexico và Trung Mỹ, mấy ngày trước chuyến viếng thăm của bà phó tổng thống.

 

Hồng Y Ramazzini đã thấy những hậu quả tốt cũng như xấu của cuộc di dân ở cả hai bên biên giới, nhấn mạnh tính khẩn trương của việc giải quyết tham nhũng và một nền kinh tế bắt rễ từ lòng tham lam, không để cho người nghèo – đang tìm kiếm đồng lương, nhà ở, và giáo dục tốt hơn – bất cứ lựa chọn nào ngoài việc ra đi.

 

Hồng Y Ramazzini nói với các vị giám mục anh em tụ tập tại Chủng Viện Mundelein: “Chủ đề tham nhũng tiếp tục làm chúng tôi lo ngại nhiều lắm. Ta đã nghe quan điểm của Đức Giáo Hoàng Phanxico về điều này: Nó giống như bệnh cùi, hay một cái bướu ung thư đang tiêu hủy cấu trúc của xã hội dân sự.”

 

Mặc dù người ta có nói đến cuộc gặp gỡ của các viên chức Giáo Hội Công Giáo với bà Harris khi bà dừng chân tại Guatemala City ngày 7 tháng 6 để bày tỏ những mối quan tâm của họ, nhưng bà phó tổng thống đã dùng hầu hết thì giờ để lắng nghe những ý kiến của các viên chức chính phủ và các nhà doanh nghiệp.

 

Chơi trò đu dây chính trị khi xuất hiện với hai vị tổng thống đã từng công khai chỉ trích những nỗ lực chống tham nhũng của Mỹ trong vùng này, thế mà bà Harris đã loan báo rằng lực lượng đặc nhiệm chống tham nhũng mới của Hoa Kỳ trong vùng đang hoạt động rồi.

 

“Nếu chúng ta thật sự có một cuộc tranh đấu cho dân chủ, nhất là ở những nơi dân chủ đang bị tấn công ngày càng dữ dội, thì cần phải có một sự đồng thuận cơ bản là chống tham nhũng, “  Bà Harris nói thế trong một cuộc họp báo loan tin về lực lượng đặc nhiệm, ngay bên Tổng Thống Alejandro Giammattei của Guatemala, vào ngày 7 tháng 6.

 

Mới đây, ông Giammattei đã chỉ trích luật sư cao nhất của nhóm Công Tố Viên Đặc Biệt Chống Quyền Bất Khả Xâm Phám (của Guatemala), nói rằng ông ta “thiên vị”.

 

Hồng Y Ramazzini nói: “Làm thay đổi cơ cấu quan hệ giữa các chính phủ Mỹ, Mexico và các nước Trung Mỹ là điều quan trọng, nhưng ngài cũng nhìn nhận rằng việc này xảy đến trong một thời kỳ chính trị căng thẳng tại Trung Mỹ.

 

Chính phủ Nicaragua, dưới quyền của Tổng Thống Daniel Ortega và bà vợ Rosario Murillo của ông, đã bắt giam các ứng cử viên đối lập, bỏ tù bất cứ ai dám tạo ra một sự đe dọa ông ta trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới vào tháng mười một.

 

 Tại Salvador, Tổng Thống Nayib Bukele đã công khai biểu lộ khinh mạn đối với Hoa Kỳ. Ông đã tống khứ bất cứ ai cản trở quyền hành của mình với việc hạ bệ năm quan tòa của tòa án tối cao và một tổng chưởng lý đã chống lại ông khi đảng của ông đã chiếm được quyền lập pháp vào tháng năm.

 

“Chúng ta cũng phải tính đến thái độ độc tài của người hùng ở Nicaragua … và một khía cạnh tiêu cực khác mà ông Bukele đã có,” khi nói đến các nước hợp tác vào các đề xuất kinh tế liên hợp có thể chận đứng các cuộc di dân trong vùng, Hồng Y Ramazzini nói thế.

 

cũng làm tiêu tan giấc mơ hồi sinh kế hoạch Thị Trường Chung Trung Mỹ, Hồng Y Ramazzini nói tiếp,  khi nhắc lại một thỏa thuận về kinh tế giữa Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua vào thập niên 1960, làm cho phát triển kinh tế trong vùng được dễ dàng nhờ có thương mại tự do và hội nhập kinh tế.

 

Một số người lý luận rằng nhiều nhà lãnh đạo trong vùng không muốn cuộc di dân của các công dân của họ chấm dứt, vì tiền mà họ sẽ gửi về cho các thân nhân sẽ đẩy mạnh kinh tế của của các chính phủ mà chẳng tốn công sức gì – lên tới mức 14% đến 21%, theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới -vượt xa bất cứ khoản ngoại viện nào từ đâu tới.

 

Chính quyền Biden có kế hoạch bơm $4 tỷ dollar vào El Salvador, Honduras, Guatemala để chống nghèo đói, tạo việc làm, chống biến đổi khí hậu cũng như bạo lực và để cải thiện điều kiện sinh sống để các công dân của họ khỏi bỏ đi. Nó tùy thuộc vào các chinh phủ ấy có hợp tác chống tham nhũng và theo chính sách minh bạch tài chánh hơn hay không. Nhiều người nghi ngờ sự cam kết của các nhà lãnh đạo này.

 

Các tổ chức của Giáo Hội Công Giáo như Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo, với nhiều năm can dự trong vùng và đạt kỷ lục về tạo việc làm, các chương trinh giáo dục và chống bạo lực, có thể là cơ quan có tư thế độc nhất để giúp vào kế hoạch này.

 

Sean Callahan, chủ tịch và CEO cúa cơ quan cứu trợ Công Giáo, cũng tham dự buổi họp của các giam mục tại Chủng Viện Mundelein, đã nói vào ngày 2 tháng 6 rằng cơ quan này đã và đang nói chuyện với chinh quyền Biden.

 

Mới đây, tại những nơi như El Salvador, vì có năm thẩm phán tối cao bị hạ bệ, cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ đã chuyển hướng những cấp khoản dành cho ngành cảnh sát quốc gia, cũng như nhiều cơ quan công lực khác của El Salvador, rót tiền vào những tổ chức xã hội dân sự, trong đó có một vài cơ quan chống tham nhũng và cổ vũ chính sách tài chánh minh bạch.

 

Quân đội cũng như cảnh sát quốc gia trong vùng đã nhận được tiền trợ giúp dưới chính quyền Trump để giúp ngăn chận di dân về phía bắc, nhưng sau cùng các viên chức Mỹ đã rút tiền lại. Trong một chương trình truyền hình vào tháng 3, 2021, cựu Tổng Thống Trump đã công nhận rằng số tiền ấy đã bị cắt như một biện pháp trừng phạt, bởi vì “không ai biết họ (các chính phủ ấy) đang làm gì với tiền ấy.”

 

Nếu ta muốn được một cái gì lâu bền, hãy trao số tiền ấy cho những diễn viên vững vàng và cần phải phi quân sự hóa tòan thể vấn đề di dân,” ông Callahan nói thế.

 

Các hội đồng giám mục của Mexico và Guatemala, mặc dù không thể gặp bà Harris, đã bắn tiếng tới bà.

 

Di dân bất thường là sản phẩm của một hệ thống kinh tế và chính trị thất bại, không dành ưu tiên giải quyết những nguyên nhân có từ trong cơ cấu tổ chức đã làm phát sinh những cuộc di dân này,”Hội Đồng Giám Mục về Di Dân của Guatemala nói như vậy trong một lá thư ngỏ cho bà Harris trước cuộc viếng thăm của bà.

 

Cũng thế, các giám mục ở Mexico biểu lộ những lo lắng tương tự, nhưng cũng tỏ ra hy vọng vào đường lối của Mỹ.

 

Các giám mục Mexico nói “chính sách tốt nhất” là đi theo đường lối của người Samarita nhân hậu, khi chúng ta chăm lo cho những kẻ yếu nhất và bị tổn thương nặng nhất trong các xã hội của chúng ta, làm giảm bớt tình trạng lệ thuộc, nô lệ của họ, tạo ra những cơ hội để họ ngày càng có thể làm chủ số phận  của mình.

 

Harris phải đối mặt với những lời chỉ trích chuyến đi của bà ngay tại Hoa Kỳ. Một số người nổi giận vì lời tuyên bố “đừng đến … các bạn sẽ bị gửi trả lại, khi bà cố bảo dân Trung Mỹ đừng di cư. Nhưng ngay ở trong vùng, Giám Mục Oswaldo Escobar của Salvador, cũng là người đã tham dự buổi họp của các giám mục về di dân hồi đầu tháng 6 ở Chicago, nói cuộc thăm viếng (của Harris) làm phát sinh hy vọng, mặc dù nhiều người nghi ngờ rằng nó sẽ làm người ta hết ra đi.

 

Chúng tôi đánh giá cao những cố gắng của chính quyền này, khác với chính quyền trước. Đó là ý kiến riêng của tôi,” ngài đă nói với hãng tin Công Giáo vào ngày 10 tháng 6 qua chương trình phát thanh WhatsApp. Nhưng chúng tôi bị rạn nứt trong vùng này và bất cứ nỗ lực nào cũng sẽ khó hơn trước, nhưng chúng tôi thấy cuộc viếng thăm là một cái gì tích cực vì mục đích là để giúp đỡ.

 

Bất cứ cố gắng giúp đỡ nào ở trong vùng, cũng phải đi đôi với việc hợp pháp hóa những người dân Trung Mỹ đang sống ở Hoa Kỳ dù không có chứng từ, ngài nói vậy.

 

Đúng vậy, có một nhu cầu phát triển ở đây, nhưng cũng có một nhu cầu canh cải luật di dân ở miền bắc nữa,” Giám Mục Escobar nói tiếp, ‘Nếu không, sẽ có tắc nghẽn , khiến cho tình thế càng thêm tồi tệ.”

 

Vũ Vượng dịch