7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

CÁC THÁNH GIÁO HOÀNG: NGƯỜI TA THẮC MẮC PHONG THÁNH CÁC GIÁO HOÀNG CÓ PHẢI LÀ MỘT Ý KIẾN HAY KHÔNG.

 (CNS photo/Paul Haring)


 Saintly popes: People question whether canonizing popes is a good idea.

 Bài của CNS/Cindy Wooden ngày 14 tháng 10, 2021

 


Sau khi Tòa Thánh loan báo mở đường phong chân phước để tiến tới phong thánh cho cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolo I, người ta rất vui mừng hân hoan, nhưng cũng có nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng thắc mắc, vì vị giáo hoàng này chỉ trị vì có 33 ngày mà thôi. Để làm sáng tỏ việc này, Đức Hồng Y Stella, chủ nhiệm cuộc điều tra phong thánh này, cũng như bà Fiscala, phó chủ nhiệm, đã đưa ra những lời giải đáp thỏa đáng. Ngoài ra, nhà sử học Bellito cũng đóng góp những ý kiến làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn. Sau đây là bài dịch sang tiếng Việt.

 

VATICAN CITY – Với tin Giáo Hoàng Gioan-Phaolo I sắp sửa được phong chân phước, Twitter và các mạng xã hội khác, tràn đầy những câu hỏi: Phải chăng làm giáo hng là một con đường đi tắt để được phong thánh?

 

“Đây không phải là vấn đề phong chân phước hay phong thánh cho chức vụ giáo hoàng,” Hồng Y Deniamino Stella, chủ nhiệm vụ điều tra phong thánh cho vị giáo hng quá vãng này, đã nhấn mạnh như vậy.

 

Ngòai ra, ngài còn nói với Hãng Tin Công Giáo (Catholic News Service) rằng Giáo Hoàng Gioan-Phaolo I – thời trước là Albino Luciani, chỉ làm giáo hng có hơn một tháng, và chỉ trừ các vị tử đạo, “người ta không thể quyết định sự thánh thiện của một người chỉ dựa vào 33 hay 34 ngày trong đời người ấy.”

 

Ngay từ trước khi được chỉ định làm chủ nhiệm vụ này, Hồng Y Stella, nguyên là Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ, đã tin chắc  vị “giáo hng tươi cười” này là một thánh nhân. Đức nguyên giám mục giáo phận Vittorio Veneto, đã làm giám mục của ngài từ khi ngài còn là chủng sinh cho đến khi đức cha được chỉ định làm Giáo Chủ Thành Venice năm 1969.

 

“Tôi biết ngài rất gần gũi, và tôi có những kỷ niệm tốt đẹp về ngài, những đức tính của con người và những nhân đức của một linh mục và giám mục,” vị hồng y nói thế. “Ngài là một người tôi luôn mang theo trong tim.”

 

Nhưng với việc phong thánh  của các Giáo Hoàng Gioan XXIII năm 2014, Gioan Phaolo II và Phaolo VI năm 2018, người ta cũng phải thông cảm nếu có ai nghi ngờ rằng chức vụ go hng trong thời hiện đại là một kiểu chạy đua nước rút để được phong thánh. Mặc dù Giáo Hoàng Phanxico đã nói đùa vào tháng 2, 2018 khi gặp gỡ các linh mục giáo phận Rome, ngài lưu ý đến trào lưu các thánh giáo hoàng thời hiện đại. Ngài nói, “Giáo hoàng hưu trí “Benedicto và tôi đang ở trong danh sách chờ đời, hãy cầu cho chúng tôi,” ngài nói bông đùa.

 

Khi Đức Giáo Hoàng Phanxico chấp thuận phép lạ cần thiết để phong chân phước cho Giáo Hoàng Gioan Phaolo I, được loan báo ngày 13 tháng 10, Christopher Bellitto, một giáo sư sử học tại Đại Học Kean ở Union, New Jersey đã viết trên mạng Tweet một link để dẫn đến một blog ngài đã viết năm 2019 nêu lên một loạt những câu hỏi về việc phong thánh cho các giáo hoàng: “lập trường của giáo hội về việc phong thấnh là: khi phong thánh giáo hội phong thánh cho một con người, không phải cho một chức vụ giáo hoàng: chúng ta phong thánh cho Angelo Roncalli chứ không phải Giáo Hoàng Gioan XXIII. Nhưng trên thực tế, điều này không đúng hn tn, vì ngài được biết đến với tên Thánh Gioan XXIII , không phải Thánh Angelo.  Làm sao ta có thể dễ dàng tách rời một cách rõ ràng con người khỏi chức vụ độc nhất này?” Một câu hỏi khác Bellito nêu lên là “Nếu một giáo hoàng nào đó không mau chóng mở ngay một vụ điều tra phong thánh cho một vị tiền nhiệm ngay trước minh hay chưa lâu lắm thì người ta nghĩ sao? Lề lối bây giờ dường như là người ta tự động đưa một vị giáo hoàng tiền nhiệm ra để điều tra phong thánh, một việc thường không xảy ra trong nhiều thế kỷ.”

 

Năm 2019, Bellito thấy có thể có hai cách giải quyết: hoặc là tạm ngừng điều tra phong thánh cho các giáo hoàng hay là chờ đợi một thời gian dài hơn rồi mới mở cuộc điều tra. Luật hiện hành nói chưa có thể mở cuộc điều tra khi một ứng viên qua đời chưa được 5 năm.

 

Trong một email trả lời các câu hỏi vào ngày 14 tháng 10, Bellito nói, “Trước đây tôi thường hết mình ủng hộ giải pháp tạm ngưng, nhưng nếu ta có một tấm gương hiển nhiên đến nỗi không phong thánh là một sai lầm thì sao? Nhưng bây giờ tôi ủng hộ giải pháp tạm ngưng  ít nhất 50 năm, không có miễn trừ  bất cứ trường hợp nào.”

 

Tôi không có ý nói một vài vị giáo hoàng thời nay không được thánh thiện,” ngài viết. “Tôi chỉ muốn nói chức vụ giáo hoàng là một định chế quá độc đáo và phức tạp nên không thể vội vã được. Đó là một chức vụ đặc biệt, có những luật riêng của nó liên quan đến việc phong thánh. Lịch sử cần có thời gian để đánh giá. Mọi người đang nói COVID sẽ thay đổi đời sống chúng ta mãi mãi. Đúng chăng? Tôi không biết. Nhưng tôi đn người ta cũng đã nói thế sau đại dịch cúm năm 1918, nhưng tiếp theo đó lại là thập niên 1920 phát triển sôi nổi.”

 

Nhưng Stephania Falasca, một nhà báo và cũng là phó chủ nhiệm vụ phong thánh cho Giáo Hoàng Gioan Phaolo I, nhấn mạnh, “Những ngày làm giáo hoàng của Gioan Phaolo I chỉ là đỉnh nhô lên của một khối băng trôi.”

 

Bà nói tiếp, “Thế giới chỉ biết ngài thật ngắn ngủi, nhưng ngôi giáo hoàng của ngài là tiếng vang dội của thân thế của ngài, một Kito hữu và một mục tử gương mẫu.”

 

 

Luận văn hỗ trợ phong thánh cho ngài bao gồm 3,650 trang, và chia thành 5 tập, Falasca lưu ý. Trong đó có một bản tiểu sử bắt đầu từ ngày ngài sinh ra, một bản phân tích ngài đã sống các nhân đức đạo Chúa Kito một cách gương mẫu như thế nào; một tập hợp các lá thư và bài giảng và các văn kiện ngài đã viết khi làm linh mục, giám mục, hồng y và khi làm giáo hoàng dù chỉ trong thời gian ngắn; và tóm lược các lời chứng của gần 200 mục chứng (eye witness), trong đó có đức giáo hoàng hưu trí Benedicto.


“Đây không phải là phong chân phước cho một triều đại giáo hoàng, nhưng cho một con người,”bà nói thế.

 

Và không hề có đi tắt, Falasca nói. Vụ phong chân phước này được mở ra năm 2003, nghĩa là 25 năm sau khi ngài qua đời.

 

Vương Vũ dịch