7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

ĐÃ TỚI LÚC PHẢI TRỞ LẠI VỚI THÁNH THỂ


It is time to return to the Eucharist


Bài của Đức Tổng Giám Mục Paul D. Etienne. Cách đây không lâu, đức tổng giám mục đã gửi thư cho các cha chính xứ về việc phục hồi luật buộc dự lễ các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc kể từ ngày 8 tháng 12 này. Trong số báo tháng 12/2021 và tháng 1/2022 của Nguyệt San Northwest Catholic, ngài đăng bài này, cũng có một nội dung tương tự như lá thư trước đây, có lẽ để nhắc nhở đây là một nguyên tắc quan trọng cần được mọi người hiu biết một cách nghiêm chỉnh.

 

Kể từ khi đại dịch xảy ra tại bang Washington, ta buộc phải giữ khoảng cách với nhau. Đối với một số người, phải ở xa gia đình đức tin càng làm cho lòng mong ước rước Thánh Thể của ta thêm mạnh mẽ, nhưng có lẽ một số người trong chúng ta đã làm quen và thoải mái với tình trạng không chịu lấy mình và máu Chúa Kitô thực sự.

 

Sau nhiều tháng xem Lễ trên máy truyền hình hay một máy gì khác, đã tới lúc phải làm sống động lại đức tin của ta bằng cách trực tiếp chịu các nhiệm tích và xây dựng lại cộng đồng giáo xứ chúng ta.

 

Điều quan trọng là phải nhớ lại vai trò không gì có thể thay thể thay thế của Thánh Thể trong đời sống giáo hội. Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II bắt đầu thư luân lưu của ngài Ecclesia de Eucharistia bằng một giáo huấn đơn giản và trực tiếp: “Giáo Hội rút ra sự sống của mình từ Thánh Thể.”

 

Trong một văn kiện khác Dies Domini, cũng vị thánh giáo hoàng này nói: “Ngày của Chúa, tên gọi ngày Chúa Nhật từ thời các thánh tông đồ - đã từng được chú trọng đặc biệt … bởi vì nó được gắn bó chặt chẽ với cốt lõi của đạo Chúa Kitô … Chúa Nhật nhắc nhở ta nhớ lại Chúa Kitô Phục Sinh … Lễ mừng Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết.”

 

Trong trận đại dịch này ta đã tới một thời điểm để trở lại với nguồn mạch của đời sống là cử hành Thánh Thể Ngày Chúa Nhật. Bắt đầu từ ngày 8 tháng 12, cũng là Lễ Kính Trọng Thể Đức Mẹ Vô Nhiễm, Tổng Giáo Phận Seattle sẽ phục hồi luật buộc tham dự Lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Buộc.

 

Tuy nhiên, cũng như ta đã làm cho tới nay, những ai có lý do quan trọng đều được miễn dự lễ. Trong số này phải kể những người bị đau ốm, có những yếu tố nguy hiểm về sức khoẻ đáng kể, hay đang chăm sóc cho một người bệnh, hay bị hư hại về hệ miễn nhiễm, cũng như những người sợ hãi hay lo lắng quá nhiều về việc có thể bị nhiễm bệnh COVID trong một đám đông.

 

Tôi xin cảm ơn lực lượng đặc nhiệm chống siêu vi Corona của chúng ta, đã cần cù theo dõi thông tin mới nhất về đại dịch và đã cung cấp cho các giáo xứ, trường học những hướng dẫn kịp thời. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, chúng ta đã cử hành hàng chục ngàn thánh lễ mà chỉ có một số ít người bị lây nhiễm siêu vi corona, và chúng tôi đã tìm ra họ là những ngưới không chịu tuân theo những hướng dẫn về an toàn của chúng ta. Nói chung, tình trạng này cho thấy những phương pháp của chúng ta đang bảo vệ giáo dân một cách hữu hiệu và cung cấp một môi trường thờ phượng an toàn.

 

Chắc chắn vẫn còn một số người vì nhiều lý do khác nhau chưa sẵn sàng để tái tham dự các cộng đồng thờ phượng đông đúc. Nếu ai ở trong trường hợp này, một khởi điểm nên làm là tham dự một thánh lễ ngày thường, có ít người tham dự hơn nhiều, và dễ dàng ngồi xa nhau, mà vẫn có thể cử hành và rước Thánh Thể.

 

Mặc dù dự lễ qua trực tuyến cũng là một hồng ân, cách dự lễ này không bao giờ có thể thay thế được cách thờ phượng trực tiếp, nhất là việc rước lấy mình và máu châu báu của Chúa. Tham dự trực tuyến đã giúp ta nối kết với đức tin và cộng đồng đức tin, nhưng ta hãy thoát ra khỏi “nhà tù” của buổi lễ gần như thật này và tìm lại mùi vị của đời sống thật là Bánh của sự sống. Ta hãy thoát ra khỏi cảnh cô lập, và tái khám phá hương vị của gia đình đức tin quy tụ quanh bàn tiệc của Chúa.


Vũ Vượng dịch