7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Đức Giáo Hoàng Nói: Nhân Loại Có Bổn Phận Luân Lý Chống Lại Biến Đổi Khí Hậu

 (CNS photo/Mike Hutchings, Reuters)


Humanity has ‘moral obligation’ to fight climate change, pope says


By  Junno Arocho Esteves, Catholic News Service

Jul 13, 2022 US/World


Nguyên bản tiếng Anh được đăng lại trong báo điện tử Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle.


VATICAN CITY — Chăm lo môi sinh và chống lại biến đổi khí hậu không phải là một mục tiêu cao cả cho nhân loại, nhưng là một mệnh lệnh luân lý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói vậy.


Ta không còn thể làm ngơ khi cuộc khũng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ và tất cả mọi người, vốn đã được Chúa ủy thác cho nhiệm vụ “quản lý món quà của ngài là công trình sang tạo,” ta có bổn phận hành động, đức giáo hoàng nói thế trong một thong điệp trước những người tham dự một hội nghị về biến đổi khí hậu tại Vatican ngày 13 tháng bảy.


“Chăm sóc căn nhà chung của chúng ta - dù chưa xét đến những hậu quả của biến đổi khí hậu - không phải chỉ là một nỗ lực thiết thực nhưng là một nghĩa vụ luân lý đối với mọi người nam nữ là con cái của Chúa,” đức giáo hoàng nói thế. “Xin nhớ điều này và mỗi người chúng ta phải hỏi: “Chúng ta muốn một thế giới như thế nào cho chính ta và những kẻ sẽ đến sau ta?”


Cuộc hội nghị từ 13-14 tháng 7, mang tên “Resilience of People and Ecosystems under Climate Stress,” (Sự kiên cường của con người và những hệ sinh thái dưới sức ép của của khí hậu) được bảo trợ bởi Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học.


Theo trang mạng của hàn lâm viện này, hội nghị này nhằm mục đích “đưa các nhà nghiên cứu, những người làm chính sách và những nhà lãnh đạo tôn giáo ngồi lại với nhau để tìm hiểu những thử thách về phương diện khoa học và xã hội do biến đổi khí hậu [gây ra] và đưa ra những giải pháp để tăng cường tính kiên cường của người ta và các hệ sinh thái.”


Trong thông điệp của ngài, đức giáo hoàng nói biến đổi khí hậu đã tới tình trạng nguy kịch không những làm thay đổi “các nguyên tắc công nghiệp và nông nghiệp” nhưng còn có ảnh hưởng tiêu cực đến “gia đình nhân loại toàn cầu, nhất là đối với người nghèo và những người sống ngoài lề đời sống kinh tế của thế giới chúng ta.”


“Ngày nay chúng ta đang đứng trước hai nhiệm vụ khó khăn: giảm bớt những rủi ro do các loại khí thải và trợ giúp, tăng cường khả năng thích ứng của người ta đối với những biến đổi khí hậu ngày càng tệ hại,” ngài nói, “Những thử thách này kêu gọi chúng ta suy nghĩ vế một đường lối đa chiều để bảo vệ từng cá nhân cũng như toàn thể hành tinh này.”


Viện dẫn thông điệp Laudato Si, nói về Chăm Sóc Căn Nhà Chung của Chúng Ta, đức giáo hoàng nói rằng giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đòi hỏi một “biến cải tư duy sâu sắc về sinh thái” với đặc điểm là “một thay đổi tư tưởng và một quyết tâm tạo ra sự kiên cường của người ta và các hệ sinh thái (ecosystems) trong đó chúng ta sinh sống.”


Ngài nói thêm sự biến cải này “có ba yếu tố tinh thần quan trọng.”


 “Yếu tố thứ nhất kèm theo lòng biết ơn về món quà đầy tình thương và hào phóng của Chúa là công trình sáng tạo. Yếu tố hai kêu gọi ta nhìn nhận rằng ta được liên kết với nhau trong hiệp thông toàn cầu và với các loài thụ tạo khác trên thế giới. Yếu tố thứ ba bao gồm việc giải quyết những vấn đề môi sinh không phải với tư cách cá nhân riêng rẽ nhưng trong tinh thần đoàn kết của cộng đồng [nhân loại],” đức giáo hoàng viết như thế.


Các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị, xã hội và văn hóa, ngài nói tiếp, phải cùng nhau làm việc để tạo thành những nỗ lực can đảm, hợp tác và nhìn xa trông rộng” để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện thời, trong đó có việc giảm bớt các loai khí thải và cung cấp viện trợ kỹ thuật cho các nước nghèo hơn,

.

Các nhà lãnh đạo cũng phải bảo đảm “cung cấp năng lượng sạch và nước uống an toàn,” và quyết tâm làm cho sự phát triển được trường tồn và khuyến khích “những lối sống điều độ nhằm  bảo tồn những tài nguyên thiên nhiên và cung cấp giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho những người nghèo nhất và đễ bị hại nhất trong nhân dân thế giới,


Đức giáo hoàng cũng bày tỏ quan ngại về sự đa dạng sinh vật đang mất đi ở nhiêu nơi cũng như về các cuộc chiến tranh trong nhiều nước đây đó trên thế giới sẽ “đem đến những hậu quả tai hại cho sự sống còn, an cư lạc nghiệp của con người, trong đó có những vấn đề an toàn thực phẩm và ô nhiễm ngày càng gia tăng.”


“Những cuộc khủng hoảng này, cùng với khủng hoảng khí hậu địa cầu, cho thấy mọi sự đều có liên hệ với nhau và đề cao công ích lâu dài của hành tinh chúng ta là điều thiết yếu cho sự biến cải đích thực về sinh thái,” ngài nói,


Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói  việc gia nhập hiệp ước Paris mới đây của Vatican đã được chấp thuận trong hy vọng rằng “nhân loại trong buổi bình minh của thế kỷ 21 sẽ được tưởng nhớ vì đã hào hiệp gánh vác những trách nhiệm nặng nề của mình.”


“Bằng cách cùng nhau làm việc, mọi người thiện chí, nam cũng như nữ, có thể giải quyết gánh nặng phức tạp của những vấn đề trước mắt chúng ta, bảo vệ gia đình nhân loại và món quà sáng tạo của Chúa, chống lại những biến đổi cực kỳ của khí hậu và nuôi dưỡng những thành quả tốt đẹp của công lý và hoà bình,” đức giáo hoàng nói.



Vũ Vượng dịch