7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

ĐỨC GIÁO HOÀNG NÓI: Ý NGHĨA CỦA VIỆC XƯNG TỘI LÀ SỰ THA THỨ CỦA CHÚA HƠN LÀ NHỮNG TỘI LỖI CỦA TA.

Pope Francis prays during a Lenten penance service in St. Peter’s Basilica at the Vatican March 25, 2022. (CNS photo/Paul Haring)


Confession is more about God’s forgiveness than our sins, pope says


By  Cindy Wooden, Catholic News Service


Mar 25, 2022 US/World


Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện từ Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle         

      

VATICAN CITY – Nhiệm tích hòa giải không chú trọng vào tội lỗi của ta cho bằng sự tha thứ của Chúa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như vậy.


“Hãy nghĩ về điều này: Nếu tội lỗi của ta là tâm điểm của nhiệm tích này, hầu như mọi thứ đều tuỳ thuộc vào ta, lòng thống hối của ta, những cố gắng của ta, quyết tâm của ta,” nhưng ý nghĩa của nó là quyền năng, lòng thương xót và ân sủng của Chúa, đức giáo hoàng đã nói như thế trong một nghi thức thống hối Mùa Chay tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngày 25 tháng 3.


Tiếp theo nghi thức này- gồm có giải tội cho từng người- là nghi lễ hiến dâng thế giới, nhất là nước Nga và nước Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.


Đức Giáo Hoàng đến một trong những tòa giải tội trong vương cung thánh đường, không quỳ xuống được vì đầu gối đau, xưng tội mình, rồi hợp với trên 100 linh mục khác, giải tội cho giáo dân.


Nghi thức thống hối tại Vatican đã được bãi bỏ  trong năm 2020 và 2021 vì có những han chế do COVID-19 gây ra.


Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu nghi thức bằng cách cầu xin Chúa “mở mắt chúng con, để chúng con thấy được sự xấu xa chúng con đã phạm, đánh động lòng chúng con, để chúng con trở lại với Chúa.”


Tập hướng dẫn được phát cho giáo dân tham dự nghi thức gồm có 25 điểm tra vấn lương tâm, để giúp họ xưng tội và lãnh ơn xá giải bằng cách nhìn vào đời sống đức tin và đời sống cầu nguyện của mình, cách thức đối xử với người thân và nhiều người khác, tìm hiểu mình có đi lễ ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc hay không, thi hành bác ái thế nào, có tuân giữ những giáo huấn về luân lý của giáo hội hay không, và đã xử dụng năng lực và thì giờ Chúa ban như thế nào.


Tổ chức nghi thức này vào ngày Lễ Truyền Tin, với bài Phúc Âm được đọc lên qua câu chuyện thiên sứ hiện ra với Maria và cho biết bà sẽ là mẹ của Chúa Giêsu.


Ngài nói: Maria hãy mừng vui lên, vì Thiên Chúa ở cùng bà.


 “Anh chị em thân mến, hôm nay anh chị em có thể nghe những lời này như những lời được nói thẳng với anh chị em,” đức giáo hoàng nói như vậy với những người trong cộng đoàn, “Anh chị em có thể biến những lời ấy thành của rỉẻng mình mỗi lần đến nhận ơn tha thứ của Chúa, bởi vì khi đó Chúa nói với anh chị em, “Ta ở cùng con.’”


Ngài lại nói, “Quá nhiều lần ta nghĩ rằng đi xưng tội có nghĩa là đến với Chúa với bộ mặt rầu rĩ. Nhưng không phải ta đến với Chúa cho bằng Chúa đến với ta để đổ tràn ân sủng, đổ tràn niềm vui trong ta.”


Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng dành một lời khuyên cho các linh mục về cách làm thừa tác viên ban ơn tha tội như thế nào. “Hãy ban cho nhửng ai đến với anh em niềm vui của lời loan báo này: ‘Mừng vui lên, Chúa ở cùng ông/bà’. Hãy dẹp bỏ sự cứng cỏi, những trở ngại và sự nghiêm khắc. Xin anh em hãy là những cánh cửa mở rộng cho lòng thương xót!”


Nếu một linh mục nào đó không sẵn sàng hành xử như một người mục tử tốt lành, ôm lấy những con chiên trong vòng tay âu yếm” thì tốt nhất là không nên giải tội.


Và với những ai thấy mình khó được tha thứ về một tội nào trong quá khứ, hay bối rối vì không có khả năng sửa chữa lối sống của mình, đức giáo hoàng nói: “Đừng sợ. Chúa biết sự yếu đuối của anh chỉ em và Chúa vĩ đại hơn những lầm lỗi của anh chị em.”


Vũ Vượng dịch