7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Trong Cuộc Phỏng Vấn Đức Giáo Hoàng Lên Án Nạn Phá Thai và Nói Không Phải Ngài Sắp Từ Chức

Pope Francis speaks during an exclusive interview with Reuters at the Vatican July 2, 2022. (CNS photo/Remo Casilli, Reuters)

IN INTERVIEW, POPE CONDEMNS ABORTION, SAYS HE’S NOT RESIGNING

By  Cindy Wooden, Catholic News Service

Jul 5, 2022 US/World


Nguyên bản tiếng Anh được đăng lại trong báo điện tử Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle


VATICAN CITY – Trong một cuộc phỏng vấn rộng rãi với hãng tin Reuters, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã lên án việc phá thai, ngài cũng bác bỏ ý kiến cho rằng ngài đang chuẩn bị từ chức và nói ngài vẫn còn hy vọng có thể đi thăm nước Nga và Ukraine trong mùa thu này.

 

Ngài cũng nói với Philip Pullella, phóng viên của Reuters tại Vatican rằng mặc dù cuộc dàn xếp năm 2018 với nước Trung Hoa không phải là hoàn hảo, nhưng đó là cái gì có thể làm được lúc ấy, và ngài hy vọng nó sẽ lại được gia hạn vào tháng 10.

 

Đức giáo hoàng đã nói chuyện với Pullella ngày 2 tháng 7 và nhiều đoạn trong cuộc phỏng vấn đã được công bố ngày 4 và 5 tháng 7, nó cũng được công bố qua những phương tiện truyền thông riêng của Vatican.

 

Khi được hỏi về thỏa thuận với Trung Quốc gây nhiều tranh cãi và vẫn chưa được công bố về việc bổ nhiệm các giám mục [tại Trung Quốc], Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Thoả thuận ấy đang phát triển tốt đẹp và tôi hy vọng vào tháng 10 nó sẽ lại được gia hạn.”

 

Được ký kết lần đầu năm 2018 và được gia hạn năm 2020, theo tin cho biết thoả thuận ấy cho đức giáo hoàng được quyền chấp thuận hay phủ quyết các giám mục được chỉ định bởi Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tới nay, chỉ có sáu giám mục được chỉ định, tấn phong và nhậm chức theo thoả thuận ấy; vị mới nhất được loan báo vào tháng 9 năm 2021.

 

Thoả thuận này bị chỉ trích bởi Hồng Y Joseph Zen Ze-kim, vị giám mục hưu trí của Hong Kong cũng như bởi các nhà bênh vực tự do tôn giáo và chính quyền của cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump.

 

Nhưng Giáo Hoàng Phanxicô nói với Reuters thoả thuận ấy là cái gì tốt nhất mà Giáo Hội có thể hy vọng làm được hiện nay.

 

“Ngoại giao là thế đấy. Khi ta đứng trước một tình thế bế tắc, ta phải tìm từ đó một con đường khả thi, không phải một con đường lý tưởng,” vị giáo hoàng nói thế, “Ngoại giao là nghệ thuật đi tìm cái có thể và làm sao để cho điều có thể thành hiện thực.

 

Được hỏi về phán quyết của Toà Án Tối Cao Hoa Kỳ trong vụ án Dobbs kiện Tổ Chức Sức Khoẻ Phụ Nữ ngày 24 tháng 6, một quyết định nói rằng không có quyền hiến định cho phá thai trong nước Mỹ, Giáo Hoàng Phanxicô nói ngài không thể có ý kiến về về mặt kỹ thuật của quyết định này, cũng không thể có ý kiến về vụ Roe kiện Wade, là vụ mới bị đảo ngược.

 

“Tôi thực sự không hiểu [những chi tiết của] phán quyết đã có 50 năm trước, và bây giờ tôi không thể nói nó đã làm đúng hay sai về phương diện tư pháp. Nhưng tôi tôn trọng những quyết định,” ngài nói,

Tuy nhiên ngài nói phá thai tự nó “là một vấn đề.” [cần giải quyết]

 

“Tôi hỏi: Có hợp pháp không, có đúng không khi người ta hủy hoại một nhân mạng để giải quyết một vần đề - khoa học cho thấy rõ mà.” đức giáo hoàng nói tiếp. “Câu hỏi về luân lý là giết một nhân mạng để giải quyết một vấn đề có đúng không. Đúng vậy, thuê một kẻ giết mướn để giải quyết một vấn đề thì có đúng không?”

 

Khi được hỏi về các giám mục từ chối, không cho các chính trị gia Công Giáo công khai ủng hộ phá thai được Rước Lễ, Giáo Hoàng Phanxicô không muốn đi sâu vào chi tiết.

 

Thay vào đó, ngài nhắc lại điều ngài đã nói trong quá khứ khi được hỏi [về việc này]. “Khi giáo hội để mất bản chất mục vụ của mình, khi một giám mục để mất bản chất mục vụ của mình, việc ấy sẽ gây ra một vấn đề chính trị. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói,” ngài nói thế.

 

Pullella cũng hỏi Giáo Hoàng Phanxicô về những tin đồn rằng ngài sắp loan báo từ chức, những tin đồn này càng có thêm khí thế khi đức giáo hoàng loan báo ngài sẽ tấn phong nhiều hồng y mới vào cuối tháng 8 - thời gian mà nhiều người dân thành Rome và các quan chức Vatican đi nghỉ hè – và, nhất là khi ngài nói ngài sẽ đi thăm thanh phố L’Aquila của nước Ý, nơi có mồ Thánh Celestine V, một vị giáo hoàng thế kỷ 13, đã thoái vị chỉ mấy tháng sau khi được bầu lên.

 

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, trước khi từ nhiệm, cũng đã đến thăm mồ Thánh Celestine.

 

“Tất cả những điều trùng hợp này làm cho một số người nghĩ rằng những diễn biến như thế sắp xảy ra, nhưng ý tưởng này không có trong đầu tôi; nó chưa bao giờ xảy ra trong tâm trí tôi,” Giáo Hoàng Phanxicô nói vậy với hãng tin Reuters và tiếp, “vào lúc này thì không, thực sự là không. Nhưng đến khi tôi thấy không còn có thể làm việc [điều hành giáo hội, vì sức khoẻ kém], tôi sẽ làm việc đó [từ nhiệm.]”

 

Giáo Hoàng Phanxicô nói tiếp “Đó là tấm gương sáng của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô. Đó là việc rất tốt lành cho giáo hội. Ngài bảo các giáo hoàng [tương lai] hãy dừng lại đúng lúc. Đức Bênêđictô là một trong những người vĩ đại.”

 

Khi được hỏi về những tin đồn rằng các bác sĩ đã tìm ra bệnh ung thư một năm trước đây, khi ngài được giải phẫu đại tràng, Giáo Hoàng Phanxicô cười và nói. “Các bác sĩ đâu  có nói với tôi như thế. Họ không có nói với tôi như vậy.”

 

Ngài nói, nhưng “họ đã giải thích rõ rang cho tôi mọi thứ - chấm hết.”

 

Ngài nói tin đồn đãi về bệnh ung thư “là một thứ tin đồn đãi của các triều đình. Tinh thần triều đình vẫn còn đâu đây tại Vatican. Và nếu suy nghĩ về điều này, người ta thấy Vatican là một triều đình cuối cùng của Châu Âu, triều đình của một nền quân chủ tuyệt đối.”

 

Giáo Hoàng Phanxicô nói thật là “đau buồn” khi phải quyết định hoãn lại chuyến đi thăm Congo và South Sudan (tại Phi Châu) được dự trù từ ngày 2 đến 7 tháng 7, “nhưng bác sĩ bảo tôi đừng làm việc ấy vì tôi chưa thể làm được. Tôi sẽ đi thăm Canada vì bác sĩ nói với tôi, “Hai mươi ngày nữa ngài sẽ hồi phục.”

 

Ngài nói một đường gân trong đầu gối phải của ngài bị sưng, “và tôi đi khó khăn, và đi khó khăn làm trật một cái xương, [gây ra) vết nứt ở đó, thế mới rắc rối.”

 

Tuy nhiên ngài nói, “Tôi đang lành dần và, về mặt kỹ thuật, sự vôi hoá (calcification) đã xảy ra nhờ tác dụng của các liệu pháp dùng tia laser và từ lực. Và bây giờ tôi phải bắt đầu chuyển động bởi vì có nguy cơ bị mất trương lực cơ (muscle tone) nếu không chuyển động.”

 

Còn về những chuyến đi khác, giáo hoàng Phanxicô nói ngài mong muốn được đến Kyiv, Ukraine và có thể sẽ đi sau chuyến đi của ngài đến Canada vào cuối tháng 7, nhưng ngài muốn đi Moscow (thủ đô Nga) trước. Chúng tôi đã trao đổi thong điệp về việc này bởi vì tôi nghĩ rằng nếu tổng thống Nga cho tôi một cửa ngõ (cơ hội) nhỏ, tôi sẽ tới đó để phục vụ chính nghĩa hòa bình.


Vũ Vượng dịch