Q&A: Who is condemned, and why do Catholics wear crucifixes?
JUL 17, 2023FAITH
HỎI : Vì giáo hội dạy rằng Chúa là
Thiên Chúa rộng thứ, làm sao ngài có thể đầy ải một người nào đó xuống hỏa
ngục? Tôi thấy rất khó tin rằng Chúa có thể làm cho nơi đó thành một môi sinh
cho bất cứ ai. Indiana
ĐÁP : Theo sách giáo lý của giáo hội Công Giáo, “hình phạt chính của “Hỏa
Ngục”là sự tách biệt đời đời khỏi Thiên Chúa, mà chỉ với ngài con người mới có
được sự sống và hạnh phúc, và đó là mục đích con người được tạo dựng và là điều
con người ước mong.” (CCC1057) Cho nên hỏa ngục không phải là một nơi chốn hay
một “môi sinh” cho bằng một tình trạng (của người) tự do lựa chọn từ bỏ Thiên
Chúa.
Là những người Công Giáo, ta tin rằng Chúa đã dựng nên ta có ý chí tự do,
nghĩa là ta tự quyết định lấy: yêu mến Chúa và tìm cách tuân theo những giới
răn của ngài; hoặc ta có thể chọn tử khước hay chối bỏ Chúa. Nếu ta tự ý chọn
rời xa Chúa bằng những việc làm tội lỗi nghiêm trọng và không có lòng thống
hối, Chúa sẽ tôn trọng việc làm của ta trong lựa chọn này và sẽ không áp đảo
quyết định của ta hay dùng sức mạnh uy hiếp ta. Nếu ta biết và nhất định sống
trong tội trọng mà không thống hối cho đến giờ chết, thì chính là ta đang tự
gửi mình xuống hỏa ngục vậy.
Nhưng Chúa
không muốn cho bất cứ ai trong những thụ tạo của ngài phải xuống hỏa ngục. Như
sách giáo lý cũng cho ta biết: “Chúa không tiền định cho ai phải xuống hỏa
ngục; để phải chịu như vậy cần phải có sự cố tình tránh xa Chúa (phạm tội trọng)
và nhất định ở trong tội cho đến chết. Trong Phụng Vụ Thánh Thể và
trong kinh nguyện hàng ngày của các tín hữu, giáo hội nài xin lòng thương xót
Chúa là đấng không muốn cho “ai phải hư mất, nhưng xin cho tất cả mọi người
được tiến tới thống hối.’” (CCC 1037)
HỎI : Tôi biết nhiều
Kito hữu đeo dây chuyền có thánh giá, nhưng tại sao người Công Giáo đeo ảnh
Chúa chịu đóng đinh? Trưng bày Chúa Giêsu treo trên thập giá, như một đồ trang
sức, có vẻ vừa tàn nhẫn cũng hơi đen tối, và còn kỳ cục nữa. – Brandenburg,
Kentucky,
ĐÁP : Ý nghĩ của tôi
là văn hóa Công Giáo chúng ta nhấn mạnh vào hỉnh ảnh Chúa chịu đóng đinh vì đạo
Công Giáo chú trọng vào sức mạnh cứu độ của cuộc thương khó Chúa Kito. Người
Công Giáo ý thức sâu sắc rằng Chúa Giêsu không phải chỉ là thày dạy luân lý
khôn ngoan, nhưng ngài còn là Chiên Thiên Chúa, đấng đã hiến mạng sống mình và
bị giết đi để cứu chuộc thế gian. Hình ảnh Chúa chịu đóng đinh góp phần làm cho khia cạnh trọng tâm này
của đức tin chúng ta được hiển hiện trước mắt chúng ta.
Hình ảnh Chúa
chịu nạn cũng nhắc nhở ta rằng Chúa Kito tự ý mặc lấy thân phận con ngưởi và có
một thân thể con người, một thân thể phải chịu đau đớn và cái chết như chúng
ta. Khi ta đau đớn ảnh Chúa chịu đóng đinh có thể giúp ta nhớ lại rằng chính
Chúa cũng biết và hiểu được cái gì chúng ta đang phải trải qua. Nó cũng nhắc
nhở ta có thể kết hợp đau khổ của ta với đau khổ của đấng Kito, đổ đầy lòng ta
niềm hy vọng rằng sự đau khổ trên đời này của ta cũng có thể sinh ơn ích để cứu rỗi các linh hồn.
Đúng, ảnh Chúa
chịu đóng đinh có thể là một hình ảnh chát chúa. Nếu ta nhìn vào lích sử nghệ
thuật Thiên Chúa giáo, ta sẽ thấy có vẻ như nó hơi “quá nặng nề” đối với những
Kito hữu thời ban sơ. Đó là lý do những loại hình ảnh khác – như Chúa Kito mục
tử nhân lành – được thông dụng hơn nhiều váo mấy thế kỷ đầu tiên của giáo hội.
Ngay cả vảo buổi đầu thời trung cổ, khi hình ảnh Chúa chịu nạn được dùng rộng
rãi hơn, hình ảnh Chúa Kito chịu đóng đinh thường được mô tả như một vì vua chiến
thắng thanh thoát, hơn là một nạn nhân đau đớn thực sự,.
Mãi đến thời kỳ
đối kháng văn hóa Phục Hưng vào thế kỷ
16 ảnh tượng Chúa chịu đóng đinh sống động hơn - trong đó người họa sĩ có ý trình
bày Chúa Giêsu trong cơn thống khổ - mới trở thành tiêu biểu. Trong thời kỳ
lịch sử này giáo hội chú trọng vào việc sửa chữa những vụ lạm dụng và nhiều kiểu tham nhũng khác
xảy ra trong giáo hội, và cũng để đào sâu đời sống tâm linh của các tín hữu.
Cho nên, có lẽ trong thời đại này ảnh tượng Chúa chịu đóng đinh dữ dội hơn được
dùng như một “hồi kèn báo thức” cho một giáo hội đang cần phải tái khám phá nền
tảng đã có từ nhiều thế kỷ của mình.
Jenna Marie Cooper có văn bằng về giáo
luật, là một trinh nữ thánh hiến và một chuyên gia về giáo luật, thường có
những bài viết đăng trên OSV News.
Xin gửi những câu hỏi tới CatholicQA@osv.com
Vũ
Vượng dịch