7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

HỎI – ĐÁP: Tại sao có nhiều thư của Thánh Phaolo hơn Thánh Phêro, và các thánh theo dõi công việc nh



A likeness of St. Paul is seen in stained glass at Caldwell Chapel on the campus of The Catholic University of America in Washington May 25, 2021. (CNS photo/Tyler Orsburn)

Q&A: Why more letters from Paul than Peter, and how do the saints keep track of things?


Nguyên bản tiếng Anh của bài HỎI – ĐÁP dưới đây được đăng trên báo điện tử Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle. Có lẽ nhiều người cũng có những thắc mắc tương tự. Những câu giải đáp rất hay có thể giúp ta hiểu thêm nhiều về Thánh Kinh.



JENNA MARIE COOPER, OSV NEWS

OCT 23, 2023FAITH


HỎI: Tôi không biết tại sao, nếu Phêro là giáo hoàng thứ nhất, ta chỉ có hai thư của ngài trong Tân Ước. Giacobe, một nhà lãnh đạo thời sơ khai khác, chỉ có một quyển sách trong đó. Gioan có năm, nhưng Phaolo, người chưa bao giờ được gặp Chúa Giêsu còn sống trên đời này, có tới 13 sách trong Tân Ước. Trên cương vị giáo hoàng thứ nhất, lẽ ra Phêro phải có nhiều thánh thư hơn. (Câu hỏi đến từ Middletown, Indiana)

 

ĐÁP: Có lẽ một vài tông đồ viết nhiều thư trong Tân Ước hơn những vị khác là vì – cũng như những người kế tục của các ngài - những giám mục ngày nay – họ đều là những con người có những ưu điểm, năng lực và những quan tâm mục vụ riêng biệt. Bạn cũng có thể hỏi tại sao một người như Giám Mục Robert Barron, dù chỉ là một giám mục của một giáo phận đồng quê nhỏ bé, đã viết nhiều sách hơn nhiều giám mục của những giáo phận lớn hơn nhiều.

 

Thánh Phêro là vị giáo hoàng đầu tiên, xét về thân thế, ngài chỉ là “người thứ nhất trong những người ngang nhau” giữa các tông đồ, thân thế như vậy không nhất thiết có nghĩa là viết văn phải là năng lực mạnh mẽ gắn bó với ngài. Khác với Thánh Phaolo vốn là người Phariseo và là một học giả, Thánh Phêro trước kia chỉ là một người đánh cá khiêm tốn trước khi nghe tiếng  Chúa Giêsu gọi và đi theo ngài.

 

Có thể nói đại để rằng sứ mạng tông đồ của Thánh Phaolo cũng có một chủ đề khác với sứ mạng của Thánh Phêro. Chính Phaolo đã nói với ta trong thư gửi tín hữu Galatia rằng Phêro là một tông đồ của dân Do Thái, hành động để đem Phúc Âm đến cho những người đã thờ phượng một Chúa chân thật và duy nhất, trong khi Phaolo xem sứ mạng của mình hướng về dân ngoại, phấn đấu đem Phúc Âm đến cho những vùng văn hóa ngoại giáo của đế quốc La Mã trong thế kỷ thứ nhất (Xem thư gửi tín hữu Galatia (2:7-9). Vì vậy Thánh Phaolo phải nói với nhiều dân tộc khác nhau. Ngài đi khắp nơi, do đó đã có một nhu cầu giao tiếp cấp bách hơn, thông qua những lá thư ngài viết. Tất nhiên, càng viết nhiều thư, càng nhiều thư dễ được lưu giữ  và sau này được đưa vào tuyển tập của Sách Thánh


Nhiều tông đồ không có những bài viết còn lưu truyền nào cả, nhưng có lý do để giả thiết rằng hầu hết những giáo huấn của các ngài được làm bằng lời nói trong bối cảnh của một giáo hội địa phương cá  biệt mà các ngài dấn thân phục vụ.

 

HỎI: Với hơn bảy tỷ người trên thế giới (ngày nay), tất nhiên người ta có thể lý luận rằng vào bất cứ lúc nào, có hàng ngàn người đang cầu nguyện cùng một vị thánh nào đó (thí dụ, Đức Mẹ). Nếu các thánh vẫn còn trí khôn như hồi còn sống dưới thế, làm sao các ngài có thể nắm bắt và lo toan giải quyết tất cả những lời cầu xin này? (Ruther Glen, Virginia)

 

ĐÁP: Tôi nghĩ rằng lời chủ chốt trong câu hỏi của bạn là “nếu các thánh vẫn còn trí khôn như hồi còn ở dương thế”.


Có một lý do để đôi khi ta nói về một người qua đời  như là “về nơi vĩnh hằng.” Thời gian trôi chảy đều đặn nhu ta biết, là một cái gì đặc thù của cuộc đời dương thế trong đó ai rồi cũng phải chết và sẽ không chuyển qua đời sống mai hậu. Thiên đàng, cũng như hỏa ngục và luyện ngục, là một tình trạng có ở bên ngoài thời gian. (Mặc dù, vào thời trước Công Đồng Vaticano II, những ân xá (chưa phải toàn xá) đôi khi được diễn giải dựa theo số ngày và năm được giảm bớt khỏi lửa luyện ngục, những con số này có mục đích tượng trưng cho khoảng thời gian cần thiết để đạt được một số ân sủng thanh tẩy tương đương cho một ai đó còn ở dương thế, chứ không phải một thời hạn hiểu theo nghĩa đen cho một ai đó thực sự đang ở trong luyện ngục chờ được lên thiên đàng.

 

Cho nên, ý nghĩ của tôi là các thánh, mà ta thường xin cầu bầu, cảm nhận được những lời cầu xin này như là một phần của cái “bây giờ”, vĩ đại đời đời, chứ không phải như một bảng liệt kê những việc cần làm mà các ngài phải cố gắng sắp xếp vào lịch trình sinh hoạt.



 


Jenna Marie Cooper, who holds a licentiate in canon law, is a consecrated virgin and a canonist whose column appears weekly at OSV News. Send your questions to CatholicQA@osv.com.

(Jenna Marie Cooper, người có bằng giáo luật, là một trinh nữ tận hiến và một nhà giáo luật có chuyên mục xuất hiện hàng tuần trên OSV News. Gửi câu hỏi của bạn đến CatholicQA@osv.com.)


Vũ Vượng dịch