7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

CHÚA KITO ĐỔI MỚI MỌI SỰ



Nguyên bản tiếng Anh của Đức Tổng Giám Mục Paul D. Etienne, đăng trong nguyệt san Northwest Catholic, số đầu năm 2023

 

Đề ra những quyết tâm thường là một phần của năm mới. Trong một tâm trạng tương tự, năm nay tôi xin mọi người tham gia đổi mới đời sống mục vụ của Tổng Giáo Phận Seattle. Anh chị em sẽ đọc thêm về chương trình Chung Sức Trong Phúc Âm vào phần cuối của số báo này.

 

Khi ta bước vào giai đoạn cải biến giáo hội này, cần phải nhớ rằng  khi ta nói về giáo hội là ta đang nói về Chúa Giêsu Kito. Như Đức Giáo Hoàng Benedicto đã nói trong thư luân lưu đầu tiên của ngài, Deus Caritas Est: “Làm người Kito hữu không phải là kết quả của một lựa chọn về đạo đức hay một ý tưởng cao siêu, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, một con người (Giêsu Kito), một cuộc gặp gỡ cho đời ta một chân trời mới, một hướng đi nhất định.”

 

Chúng ta mới mừng giờ phút ấy trong lịch sử  ơn cứu độ khi “Ngôi lời nhập thể và ở giữa chúng ta (Gioan 1:14). Chúa Giêsu Kito là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Colossiums 1:15). Sứ vụ của Chúa Giêsu rao giảng Lời Chúa ở dưới thế với một “thẩm quyền mới”, chữa lành người bệnh và tha thứ tội lỗi, mà tuyệt đỉnh là thánh giá trong sự biểu lộ cùng cực với chúng ta và Chúa Cha. Ngày nay đã  trỗi dậy từ cõi chết, ngài tiếp tục biểu lộ chính mình để chúng ta có sự sống. Trước khi lên trời, ngài phán bảo các môn đệ đi khắp thế gian để tiếp tục sứ mạng làm nên những môn đệ (Matthew 28:16-20).

 

Để đổi mới giáo hội có kết quả, chúng ta cần được tái phúc âm hóa bởi Chúa Kito. Để cho giáo hội nên giống như ý Chúa muốn, chính Chúa Kito phải sống lại trong chúng ta. Đây là lý do khiến cho chúng ta, với tư cách là thành viên của giáo hội, được gọi là mình màu nhiệm của Chúa Kito. Nói cho cùng, công cuộc tạo nên cách nhìn mới và đổi mới là việc làm của Chúa, nhưng nó đòi hỏi sự hợp tác có chủ ý của chúng ta.

 

Tôi nguyện xin mỗi người chúng ta có được ân sủng để nhận ra giờ phút đổi đời ấy khi chúng ta gặp gỡ Chúa Kito phục sinh. Ta hãy quay sang lời Chúa để thấy sự gặp gỡ Chúa Kito đã tác động vào các môn đệ đầu tiên của ngài như thế nào để hiểu cuộc gặp gỡ của chúng ta thay đổi chúng ta như thế nào:

“Ngày kế tiếp Gioan (làm phép rửa) lại có ở đó với hai trong số các môn đệ của ông, và khi ông nhìn Chúa Giêsu đi qua, ông nói, ‘Kìa, Chiên Thiên Chúa.’ Hai môn đệ này nghe lời ông nói và đi theo Chúa Giêsu. Chúa quay lại và thấy họ đi theo mình, ngài hỏi họ, “Các anh đang đi tìm cái gì? Họ nói với ngài, ‘Thưa thầy, Thầy ở đâu? Ngài nói với họ, ‘Hãy đến mà xem.’ Nên họ đến và thấy nơi ngài đang ở, và họ đã ở lại với ngài hôm ấy.” (Gioan 1:35-39)

 

Chi tiết thần kỳ của câu truyện này là nó không mô tả nơi Chúa đang ở. Lý do là vì Chúa Giêsu cư ngụ trong Chúa Cha. “Hãy tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta”(Gioan 14:11). Khi Chúa Giêsu mời gọi ta đi theo ngài là ngài đang mời gọi ta ở trong ngài để ta có thể hưởng sự sống của Chúa. “Hãy ở lại trong ta, như ta ở lại trong anh em.”(Gioan 15:4)

 

Đây là đời sống của mỗi môn đệ. Đây là cách Chúa Kito phục sinh đem bản ngã mỗi con người tới trình độ sung mãn nhất, và tuần tự như thế, ngài đang đổi mới toàn thể gia đình nhân loại. Bằng đời sống của riêng ta trong Chúa Kito chúng ta làm chứng cho người khác, bằng cách đáng tin và chân thật nhất, để rồi đến lượt họ, cho họ được gặp gỡ Chúa Kito. Bằng cách này đức tin được loan truyền, và đây là điều tối cần cho những nỗ lực của chúng ta để đổi mới đời sống giáo hội.

 

Năm nay chúng ta hãy quyết tâm dành ưu tiên cho Chúa Kito, đấng làm cho mọi sự nên mới mẻ (Sách Khải Huyền 21:5).

 

Vũ Vượng dịch