7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

NGƯỜI CÔNG GIÁO NƯỚC ANH CHUẨN BỊ MỪNG LỄ ĐĂNG QUANG CỦA NHÀ VUA SẮP ĐẾN



Britain’s Catholics Prepare for King’s Upcoming Coronation


BY JONATHAN LUXMOORE, OSV NEWS  MAY 2, 2023US/WORLD

(TRÍCH DỊCH)


Nguyên bản tiếng Anh được đăng trên báo điện tử Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle

 

Khi Vua Charles III được đội vương miện ngày 6 tháng 5 trong lâu đài Westmingster Abbey, một kiến trúc Gothic cổ kính, hoành tráng của thành London, đó là một trong những sự kiện được nhiều ngưới xem nhất trong năm nay.

 

Lễ đăng quang đã gây ra tranh cãi – đâu phải chi vì chi phí lên đến $125 triệu đô la trong một thời ký khủng hoảng chi phí sinh hoạt – mà còn vì thăm dò ý kiến mới đây cho thấy sự thiết tha của quần chúng về vương triu ngày càng giảm sút. Nhưng bất kể những tranh cãi, đây vẫn là một cơ hội để chiếu tỏa quyền lực mềm qua sự phô diễn ngoạn mục của các vua chúa nước Anh và tái khẳng định vị trí của Đạo Kito trong những sinh hoạt công quyền, kể cả sự hiện diện của nhóm Công Giáo thiểu số nhưng không kém phần quan trọng tại nước Anh.

 

Chống Công Giáo vốn là một yếu tố để định hình một người Anh trong nhiều thế kỷ,” Cha Timothy Radcliffe, nguyên là một bậc thầy dòng Đaminh và một trong những nhà giảng thuyết Công Giáo nổi tiếng nhất, đã nói với hãng tin OSV như vậy. Ngài lại nói, “Tôi hy vọng một sự kiện như thế này sẽ giúp giáo hội chúng ta hội nhập hơn nữa vào đời sống quốc gia ở một thời đại mà, cũng như ở hầu hết các quốc gia khác, chúng ta đang phải đối phó với những đe dọa của nạn phân hóa, bất bình đẳng ngày càng gia tăng và tinh thần phục vụ công ích đang suy giảm.”

 

Vua Charles được thừa hưởng những nhiệm vụ và đặc quyền của quốc trưởng trong một chuỗi liên tục của các nhà vua kể từ thế kỷ 10. Ngài cũng đảm nhiệm vai trò cai quản tối cao của Anh Giáo, cùng với tước vị truyền thống “fidei defensor” hay “người bảo vệ đức tin,” được trao ban cho Vua Henry XIII bởi Giáo Hoàng Leo X năm 1521.

 

Và mặc dù ông đã tuyên bố từ lâu ý nguyện của mình, trong một xã hội đa văn hóa thời hiện đại, là người bảo vệ tất cả các đức tin, không phải chỉ một mà thôi, Vua Charles đã tái khẳng định ông là người Tin Lành trong nhiều bài diễn văn từ khi nữ hoàng Elizabeth II qua đời vào tháng 9, 2022 – và sẽ tái khẳng đinh nó một lần nữa trong lễ đăng quang.

 

Điều này đã gây ra thất vọng, không phải chỉ ở nơi những người Công Giáo ở nước Anh mà thôi.

 

Giáo Hội Công Giáo sẽ được đại diện tại Westmingster Abbey bởi Hồng Y Vincent Nichols của Westminster, ngài sẽ cùng đọc lời chúc lành với các nhà lãnh đạo Tin Lành và Chính Thống Giáo. Các giám mục Công Giáo của xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland cũng sẽ tham gia vào cộng đoàn, cùng với quốc vụ khanh nhà nước Vatican là Hồng Y Pietro Parolin, và vị Khâm Sứ mới được bổ nhiệm tới nước Anh là Tổng Giám Mục Miguel Maury Buenda, người Tây Ban Nha.

 

Nhưng các chức sắc Công Giáo không có mặt trong số 50 nhân vật chính thức được ủy nhiệm những vai trò trong lễ đăng quang, theo công bố ngày 28 tháng 4. Danh sách này bao gồm thủ tướng Anh Rushi Sunak, một người theo Ấn Độ Giáo, sẽ đọc Phúc Âm, và những nhà lãnh đạo Hồi Giáo, Do Thái Giáo, tôn giáo Sikh và Ấn Độ Giáo sẽ tiến dâng những biểu tượng vương quyền.

 

Susan Doran, một sử gia về chế độ quân chủ tại Đại Học Oxford, nói bà tiếc rằng phần lớn của buổi lễ ấy thiên về Tin Lành như một độc quyền, với đức tổng giám mục Canterbury là Justin Welby và các chức sắc Anh Giáo khác đảm nhận vai trò chủ yếu.

 

 “Với thành phần giáo dân đang tụt dốc, và nhiều vấn đề khác nữa, người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy Giáo Hội Anh Giáo tìm cách nắm vững liên hệ với nền quân chủ và coi lễ đăng quang là một cơ hội để cao rao việc này,” Doran nói với hãng tin OSV như thế.

 

Bà nói tiếp, “Nhưng ở một thời đại mà chế độ quân chủ dường như đang mất ý nghĩa đối với nhiều người, tôi nghĩ việc này sẽ làm tăng thêm sự chán nản, nếu người ta đi quá xa theo hướng Tin Lành, nhất là trong giới trẻ và những người thuộc các tôn giáo khác,”

 

Phản ứng của một số người Công Giáo, cũng có thể như thế, nhất là những người biết rõ những xung đột cay đắng trong quá khứ đã có tác dụng thế nào trong việc định hình nhãn quan tôn giáo của nước Anh thời nay.

 

Giao hảo với Rome, có từ thời phái bộ đầu tiên tới các tiểu quốc Anglo - Saxon trong thế kỷ thứ 6, đã bị cắt đứt dưới thời Vua Henry VIII năm 1536 trong thời ký Cải Tổ Tôn Giáo (Reformation). Sau một thời kỳ vãn hồi hòa bình ngắn ngủi dưới thời Nữ Hoàng Mary I – bà là con gái theo Công Giáo của Vua Henry, sự kình địch lại nổi lên dưới thời Nữ Hoàng Elizabeth I, theo đạo Tin Lành, bà này bị rút phép thông công và hạ bệ như “tôi tớ của ác thần”.

 

Bách hại người Công Giáo được tăng cường dưới thời vua kế vị của Elizabeth là Vua James I, nhất là sau vụ Âm Mưu nổ tung nhà vua và quốc hội của ông vào năm 1605. Ngày nay có một số sử gia tranh cãi về vấn đề này. Không biết thực sự đã có một âm mưu như thế hay không. Nhưng nó đã khóa chặt số phận của người Công Giáo ở nước Anh trong 250 năm kế tiếp, bị coi như những kẻ rối đạo và phản quốc.

 

Ngay cả trong phần cuối thế kỷ 19, Giáo Hội Công Giáo, bị đối xử như những ngoại kiều trong đời sống quốc gia, bị tước đoạt các quyền bình đẳng. Mặc dù một hàng giáo phẩm mới được tái lập năm 1850, người ta phải đợi tới 1871 các sinh viên Công Giáo mới được thâu nhận vào các trường đại học Oxford và Cambridge và đợi cho tới cuộc thăm viếng lịch sử của Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II năm 1982 quan hệ ngoại giao chính thức mới được thiết lập.

 

Kể từ đó, chân dung của giáo hội Công Giáo mới được xây dựng lại, đem giáo hội đến gần hơn mục tiêu được chấp nhận như một định chế của nước Anh.

 

Thống kê mới đây cho thấy người Công Giáo chiếm khoảng 13% trong 67 triệu cư dân sống tại Vương Quốc Anh Thống Nhất, với người Anh Giáo chiếm 14%, mặc dù những người theo đạo đã suy giảm nhanh trong khắp nước, với chỉ khoảng nửa số công dân tuyên bố họ theo Kito giáo trong những cuộc thăm dò mới đây, so với hơn 70% cách đây hai thập kỷ.

 

Mặc dù phu nhân của Vua Charles, Hoàng Hậu Camilla, được rửa tội trong Giáo Hội Tin Lành, bà đã được một linh mục Công Giáo làm phép cưới cho bà khi lấy người chồng thứ nhất là người Công Giáo tên Andrew Parker-Bowless và đã nuôi con trai và con gái của bà thành người Công Giáo.

 

 Không kể đến những thể thức có tính kỹ thuật, Vua Charles trong đời riêng tư, đã tỏ ra cởi mở đối với những người Công Giáo khi ông hoãn lại đám cưới với  bà Camilla năm 2005 để dự tang lễ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo.

 

Trước khi đến thăm Vatican lần thứ tư vào tháng 10, 2019 để dự lễ phong thánh cho John Henry Newman, Thái Tử Charles đã đăng một bài trong báo Osservatore Romano và tờ Times of London, ca ngợi sự kiện ấy như một đại lễ không những chỉ riêng cho người Công Giáo, nhưng còn cho tất cả những ai trân quý những giá trị đã tạo cảm hứng cho ông (Newman).

 

Dẫn đầu một phái đoàn Công Giáo gồm 12 người để cam kết trung thành với nhà vua vào ngày 9 tháng 3, Hồng Y Nichols ca ngợi một cách thích đáng sự gắn bó của Vua Charles đối với đức tin tôn giáo và đoan chắc với ông sự ủng hộ của người Công Giáo.

 

 Ngày 19 tháng 4, chính đức giáo hoàng đã đáp lễ bằng cách trao tặng hai mảnh gỗ lấy từ cây Thánh Giá Chúa Kito, được lưu giữ trong số những thánh tích của Bảo Tàng Vatican, để gép vào một cây Thánh Giá mới của Xú Wales, cây Thánh Giá này sẽ dẫn đầu cuộc rước trong lễ đăng quang.


Nhà vua sẽ được đội vương miện khi ông ngồi trên một cái ghế đã 700 năm tuổi. Vương miện này là Vương Miện Thánh Edward bằng vàng ròng, được làm ra cho Vua Charles II vào năm 1661. Ngài cũng sẽ được trao vương cầu và vương trượng, những bảo vật này đã được chụp hình vào mùa thu năm ngoái khi chúng được đặt trên quan tài của vị nữ hoàng quá cố.

 

Người phát ngôn của Hồng Y Nichols tỏ ra hy vọng hơn. Mặc dù giới tăng sĩ Công Giáo không có một nhiệm vụ đáng kể trong lễ đăng quang, nhưng ít ra cũng có sự hiện diện – lần đầu tiên kể từ thời Vua Henry VIII và cuộc cải tổ tôn giáo của ông.

 

“Ta cần phải thực tế. Nhà vua có một nhiệm vụ chính thức trong Anh Giáo, và buổi lễ này diễn ra tại Cung Điện Westminster. Sự thật là có sáu giám mục Công Giáo hiện diện.”

 

Vũ Vượng dịch