7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

MÙA VỌNG VÀ SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐỨC VUA


Advent and the Return of the King



FR. STEVE GRUNOW

 

Nguyên bản tiếng Anh của Cha Steve Grunow, đăng  trong Word on Fire cho ta hiểu sâu hơn ý nghĩa của Mùa Vọng trong bối cảnh lịch sử của Israel thời thượng cổ. 


Trong những tuần trước khi mừng lễ Giáng Sinh, nhiều Kito hữu sẽ hát bài “Xin ngài đến,  đến cùng chúng con, Chúa ơi!”, một thánh vịnh cổ truyền của Mùa Vọng, với lời van xin:

 

Xin hãy đến,đến cùng chúng con, Chúa ơi

Và cứu chuộc Israel tôi đòi

Than khóc đơn côi chốn lưu đầy này

Cho tới ngày Con Chúa xuất hiện

Mừng vui lên! mừng vui lên! Hỡi Isarel

Chúa sẽ đến trong nhà ngươi.

 

Bài hát “Xin hãy đến, đến cùng chúng con, Chúa ơi!” có vẻ như là nhiều thánh vịnh phụng vụ được kết hợp lại, bắt nguồn từ các bài Kinh Thánh từ thế kỷ 12. Phiên bản thế kỷ 12 này dường như là tiền thân của một thánh vịnh rước kiệu vào thế kỷ 15 được sáng tác bởi, hay  dành cho một cộng đồng nữ tu Phanxico tại Pháp. Phiên bản được dùng ngày nay được soạn thảo vào thế kỷ 19. Lời lẽ hùng hồn của thánh vịnh này vừa là một lời than vãn vừa là  một lời an ủi, nhìn nhận ách nặng nề của Israel, đồng thời cổ võ dân riêng của Chúa mường tượng ra ngày Thiên Chúa của Israel sẽ ra tay một cách phi thường để giải phóng họ khỏi cảnh áp bức đương thời.

 

Trong thánh vịnh này, lời than vãn nhường chỗ cho thi ca và những ẩn dụ cho thấy dung nhan của đấng Emmanuel sắp tới:

 

Xin hãy đến, Sao Sáng Ban Ngày, hãy đến trong hoan ca...

Hãy đến, hỡi Chìa Khóa của David

Hãy đến, Thanh Roi của Jesse ...

 

Đây là tất  cả những ám chỉ trong Kinh Thánh, hầu hết rút ra từ Sách Tiên Tri Isaiah, tất cả đều gợi ý về sự trở lại của một vì vua cho Israel – không phải chỉ là một ai đòi lại ngai vàng, nhưng là một người nổi lên trong dòng dõi của chính David.  Hình ảnh này và những ethos của thánh vịnh nhấn ta chìm sâu trong thế giới lạ lùng, thế giới của những tiên báo của Thánh Kinh, cụ thể là trong lòng trông chờ Đấng Thiên Sai lan tỏa trong thời kỳ tiếp theo những biến cố hãi hùng của năm 587 (trước công nguyên). Những lời tiên tri trong sách Isaiah mở ra cho ta thấy năm 587 trước công nguyên. Đó là năm mà tuyến phòng thủ sau cùng của vương quốc Judah bi đánh bài bởi các đạo quân của Babylon. Vương quốc Judah và phần còn lại sau cùng của vương quốc mà David đã dựng lên, một vương quốc bị chia cắt sau cái chết của con trai David là Solomon. Phần phía bắc của di sản Vua David bị chia cắt rơi vào tay các đạo quân Assyria vào năm 722 trước công nguyên.

 

Đây là một cuộc thất trận thê thảm khi 10 trong số 12 chi tộc đã được thống nhất lại bởi vua David, biến mất hoàn toàn trong lịch sử kể từ đó. Assyria sẽ sụp đổ trước Babylon, và nỗ lực của vương quốc Judah để giữ gìn độc lập qua liên minh với những nước khác sau cùng đi tới thảm bại. Judah sụp đổ, đất đai bị sát nhập vào đế quốc Babylon. Thành trì vua David là Jerusalem hứng chịu cơn thịnh nộ toàn lực của Babylon và bị tiêu hủy. Đền thờ, trung tâm tôn giáo và văn hóa của Israel bị hạ nhục và san bằng. Hoàng gia bị hành quyết trước những tường thành của thành phố, những bức tường này rồi cũng bị phá hủy luôn.  Tiếp theo những biến cố này, không những  Israel thành một dân tộc chiến bại, nhưng họ không còn nữa.

 

Những tiên báo của Isaiah cung cấp một quan điểm thần học về Israel liên quan đế những biến cố này và đề ra một cách nhìn cho thấy mặc dù Israel đã bị đánh bại, nhưng Thiên Chúa của Israel thì không. Những biến cố lịch sử, ngay cả những biến cố gây ra những hậu quả hãi hùng như thế, như biến cố xảy ra năm 587 trước công nguyên, đều nằm “dưới quyền năng của Chúa”, nghĩa là có một sự quan phòng huyền diệu đang đưa Israel qua những cảnh ngộ lúc bấy giờ tới một mục đích chưa được thể hiện. (Trào lưu tư tưởng hiện đại cho rằng quan niệm thần học về lịch sử  này không ổn thỏa, nhưng nó là cách nhìn của Isaiah. Một kiểu nhìn như thế có được tiếp nhận và hiểu biết bởi những người đồng thời với ông hay không, điều này không được trình bày trong bản văn.)

 

Sách tiên tri Isaiah trình bày tột điểm của những mục tiêu của Chúa trong mạc khải về một con người phi thường, đấng sẽ khôi phục lại vương quốc của David và kỳ diệu thay ngài sẽ nổi lên từ đống tro tàn của những người thừa kế còn lại của David. Nói cách khác, Israel một ngày kia sẽ chứng kiến sự khôi phục của không những cái gì đã mất vào năm 587(trước công nguyên), mà cả những gì đã mất năm 722 (trước công nguyên) – và một người kế tục vua David sẽ hoàn thánh chiến công oanh liệt này.

 

Lòng trông đợi đấng Thiên Sai của Israel được kết tinh thế này: Israel trông đợi Chúa sẽ hành động trong lịch sử của họ, và tột diểm hành động của ngài sẽ là khôi phục vương quốc của vua David, các chi tộc tản tác được quy tụ lại (ngay cả những chi tộc dường như đã biến mất trong lịch sử), những kẻ thù của Israel sẽ bị đánh bại, và đền thờ được xây lại. Tất cả những việc này làm cho các nước trên thế giới phải nhìn nhận rằng Thiên Chúa của Israel là Chúa duy nhất đích thực, và Đấng Thiên Sai (Messiah) của ngài là Chúa của muôn nước. Chính những niềm trông đợi này đã thôi thúc những người đi theo Chúa Giêsu, và Phúc Âm mà họ rao giảng là lời loan báo rằng trong và qua Giêsu, sau cùng Chúa đã ra tay để đưa lịch sử Israel tới tột điểm và chỉnh đốn tất  cả những gì bị hư hỏng, bao gồm cả những biến cố ghê tởm của năm 587 (trước công nguyên.) Những Phúc Âm, bắt nguồn từ lời chứng của các môn đệ sơ khởi của Chúa Giêsu Kito, mỗi sách, theo cách riêng biệt, chứng tỏ rằng căn tính của Chúa Kito đấngThiên Sai là đích thực. Khi nghe rao giảng những sách thánh ấy ta phải chú trọng xem Phúc Âm đang nói gì để chứng tỏ rằng Chúa Kito là đấng Thiên Sai, hơn là chỉ cố lượm lặt những cảm tường từ các bản văn về những chân lý vượt thời gian, có ích, cần phải biết cho cuộc sống hàng ngày.

 

Tuy vậy, các Phúc Âm nói về Chúa Giêsu nhiều hơn, không phải chỉ chứng tỏ ngài là đấng Messia. Chúng khẳng định một cách đặc biệt về căn tính cốt yếu của ngài. Không những ngài là sự kiện toàn của những trông đợi đấng Messia của dân Israel, nhưng nơi ngài Chúa còn làm một điều gì ngoạn mục: ngài đã lấy chính bản thân mình làm nên đấng Messiah của Israel. Chúa đã đi vào lịch sử loài người trong con người Giêsu thành Nazareth và tự nhận lấy trách nhiệm hoàn thành những nhiệm vụ của đấng Messiah. Cho nên, sự ứng nghiệm lời tiên tri Isaiah về một đấng Emmanuel (Chúa ở cùng chúng tôI) sẽ đến không phải chỉ nói về một thể chế, hay một đế chế là cái gì chỉ tiêu biểu cho, cũng như David đã là một biểu tượng trong quá khứ, tiềm năng con người nơi những kẻ đi theo Chúa của Israel. Trái lại sự cống hiến của Chúa vượt xa một biểu tượng, ngài cống hiến chính thân mình và sự cống hiến này được bày tỏ cho Israel trong cuộc gặp gỡ mặt đối mặt với dân người qua Giêsu thành Nazareth.

 

Vũ Vượng dịch