7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

MỘT TRÁI TIM ĐẦY MIỆT THỊ, LỐ BỊCH HÃO HUYỀN LÀ MỘT TẤM VÉ ĐI XUỐNG ĐỊA NGỤC

Pope Francis prays as he leads a Lenten penance service March 17, 2023, in the Rome parish of St. Mary of Graces at Trionfale. (CNS photo/Vatican Media)


 A heart filled with scorn, vain presumption is a ticket to hell, pope says


BY CAROL GLATZ, CATHOLIC NEWS SERVICE


MAR 17, 2023 US/WORLD

 

VATICAN CITY — Người tín hữu phải dẹp bỏ cái tôi và óc tự cao của mình đối với người khác để dành chỗ cho Chúa và lòng thương xót yêu thương của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxico nói thế trong một nghi thức thống hối Mùa Chay.

 

“Chỉ những ai nghèo khó trong tinh thần và biết mình cần ơn cứu độ và sự tha thứ mới được diện kiến Thiên Chúa,” ngài nói thế ngày 17 tháng 3.

 

Và những ai có trái tim đầy những so sánh và phán đoán trịch thượng, cho mình là phải, “những người ấy sẽ xuống địa ngục,” ngài nói trong bài giảng.

 

Đức giáo hoàng chủ tọa một nghi thức thống hối tại một nhà thờ trong Thành Rome, thay vì ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêro, để đánh dấu khai mạc chương trình “24 giờ cho Chúa,” trên toàn cầu, một thời gian trong đó mỗi giáo phận được mời gọi có ít nhất một nhà thờ  mở cửa suốt đêm – hay ít ra mở cửa thêm nhiều giờ - để ban phép giải tội và Chầu Thánh Thể.

 

Ngôi nhà thờ trong Thành Rome mà đức giáo hoàng đến thăm là NThờ St. Mary of Graces (Đức Bà Ban Ơn) ở Trionfale, hiệu tòa giám mục của Hồng Y Joseph W. Tobin, Thành Newark, New Jersey, Hoa Kỳ. Đó cũng là giáo xứ đầu tiên ở Rome mà Đức Giáo Hoàng đến thăm kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu tháng 3 năm 2020.

 

Sau buổi thuyết giảng trong nghi thức, có một giờ chầu Thánh Thể, khi đó cộng đoàn quỳ gối, còn đức giáo hoàng đứng cúi đầu ngả mình trên cây gậy.

 

Theo lệ thường, có lẽ sau đó đức giáo hoàng đã đến một tòa giải tội trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêro, và quỳ gối trước một linh mục để xưng tội. Thế nhưng năm nay đầu gối bị đau thêm nhiều, ngài đi tới một góc yên lặng của nhà thờ giáo xứ này (trong Thành Rome,) nơi có hai ghế dựa đặt trên một giải khăn màu tím, và chờ đợi từng hối nhân đến. Ngài giải tội trong khoảng một giờ.

 

Các linh mục khác ngồi tại các tòa giải tội hay nơi khác trong ngôi nhà thờ nhỏ để giải tội.

 

Trong bài giảng đức giáo hoàng nói về sự nguy hiểm của kẻ kiêu hãnh về những thành tựu đạo đức của mình và tin rằng mình tốt hơn người khác.

 

“Họ cảm thấy thoải mái, nhưng không để chỗ nào cho Chúa vì họ cảm thấy không cần đến ngài,” đức giáo hoàng nói vậy. Lời cầu nguyện của họ là một chuỗi “độc thoại” hơn là đối thoại và cầu nguyện chân thành.

 

Những người như thế có thể làm được những việc tốt, tham gia hội đoàn hay trợ giúp giáo xứ nhưng rồi lại trông đợi một thứ “đáp trả,” nghĩa là được thấy mình là người công chính hay trông đợi một “phần thưởng” để nâng cao mình lên trên những người không đáp ứng được những tiêu chuẩn như thế, ngài nói vậy.

 

“Hỡi các anh chị em, hãy nhớ  điều này: Chúa đến với ta khi ta từ chối “cái tôi lố bịch” của mìnhđức giáo hoàng nói thế.

 

Ngài đòi mỗi người nhìn vào trái tim của mình và suy xét: “Có phải tôi suy nghĩ quá lố chăng? Tôi có nghĩ rằng tôi hay hơn người khác chăng?

 

Sau khi kể ra những ý nghĩ cho mình là phải như: “Tôi đi nhà thờ, tôi đi dự Lễ, tôi lập gia đình, lập gia đình trong nhà thờ, còn những người kia là những kẻ ly dị tội lỗi,” ngài lại hỏi, “ Trái tim của bạn giống như thế chăng. (Nếu có như vậy) bạn sẽ xuống địa ngục.”

 

“Để đến gần Chúa hơn,” ngài nói tiếp, mỗi người Công Giáo phải nói với Chúa mình là kẻ tội lỗi nặng nề nhất trong tất cả mọi người, và lý do duy nhất khiến mình không sa ngã hơn nữa là vì lòng thương xót Chúa “đã cầm tay tôi mà kéo lên”.

 

“Chúa có thể bác cầu qua khoảng cách bất cứ khi nào ta đem những nhược điểm của mình ra trước mặt ngài với lòng thật thà và thành thật. Ngài giơ tay ra và kéo ta lên bất cứ khi nào ta nhận ra mình đã chạm tới đáy vực thẳm và ta trở lại với ngài với một trái tim chân thành,” đức giáo hoàng nói thế.

 

Chúa không sợ phải “xuống vực sâu” và “và nhận lấy chỗ thấp nhất để có thể làm đầy tớ của mọi người,” ngài nói.

“Kìa ngài đợi ta ở đó,” ở dưới đáy vực, ngài nói và chỉ xuống dưới, “không phải ở đó,” rồi chỉ tay lên. Chúa luôn chờ đợi con cái người, nhất là khi họ hợp tác, với lòng khiêm nhường lớn lao, trong nhiệm tích thống hối.

 

Đức Giáo Hoàng Phanxico đòi mỗi người suy xét về đời mình và lựa chọn không dấu mình sau những mặt nạ giả hình và “sự giả dối của vẻ bề ngoài”.

 

Các tín hữu phải “trao phó cho lòng thương xót Chúa những gì đen tối, những lỗi lầm và sự khốn nạn của ta,” và ngài tiếp “và nhận ra khoảng cách giữa giấc mơ của Chúa về đời ta và thực chất của ta như thế nào mỗi ngày – những kẻ khốn nạn”.

 

Chủ ý của nhiệm tích hòa giải là một cuộc gặp gỡ để “chữa lành trái tim và cho ta sự bình an trong lòng. Không phải một tòa án của trần thế mà ta đến với sự sợ hãi, nhưng là vòng tay yêu thương của Chúa trong đó ta tìm được sự an ủi,” ngài nói vậy.

 

Ngài xin các linh mục anh em của ngài khi giải tội, “Xin tha thứ mọi thứ, tha thứ luôn luôn.”


Vũ Vượng dịch