7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

TỔNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG CHO THẤY CÓ SỰ ĐỒNG Ý, KHÁC Ý VÀ HỘI NHẬP TRONG CHÍNH SÁCH ‘ DÂN CHÚA ĐỒNG HÀNH’

Pope Francis smiles as members of the assembly of the Synod of Bishops approach the end of their work Oct. 28, 2023, in the Paul VI Hall at the Vatican. (CNS photo/Vatican Media)


Synod synthesis shows agreement, divergences, including on ‘synodality


BYCINDY WOODEN, CATHOLIC NEWS SERVICE


OCT 28, 2023US/WORLD


(Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle. Đây là một văn kiện quan trọng rất nên đọc, tóm lược những gì đã xảy ra trong thượng hội đồng giám mục mới đây tại Rome).


VATICAN CITY — Một báo cáo tóm lược những cuộc thảo luận trong Thượng Hội Đồng Giám Mục nói rằng giáo hội có thể cần thêm những phương pháp mục vụ mời gọi, nhất là đối với những người cảm thấy bi loại trừ, nhưng báo cáo cũng nhìn nhận có những người sợ đi ngược lại những giáo huấn và lề lối truyền thống của giáo hội.


Trong số những đề tài được được đề cập trong báo cáo, phải kể đến nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, vai trò của phụ nữ trong giáo hội, chính sách đến với người nghèo và ngay cả quan niệm về “Dân Chúa Đồng Hành.”


Đại hội, gồm 364 thành viên được bỏ phiếu – 365 nếu tính cả Giáo Hoàng Phanxico – đã họp mặt trong những khóa họp hành động sáu ngày mỗi tuần, từ 4 – 28 tháng 10 sau một kỳ tĩnh tâm ba ngày ở bên ngoài thành Rome. Trong những thành viên được bỏ phiếu có Tổng Giám Mục Paul D. Etienne, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxico chỉ định làm đại biểu. Theo lịch trình các thành viên sẽ cùng đức giáo hoàng cử hành Thánh Lễ bế mạc đại hội vào ngày 29 tháng 10.


Sau khi cuộc bỏ phiếu về bản tổng kết hoàn tất, đức giáo hoàng nói ngài muốn nhắc nhở mọi người rằng nhân vật chính của thương hội đồng là Thánh Thần. Ngài cảm ơn vắn tắt ban tổ chức thượng hội đồng, rồi hợp cùng các thành viên đại hôi để cảm tạ Thiên Chúa.


Những cuộc thảo luận này đã mở màn cho một năm suy tư tiếp theo với đỉnh cao là thượng hội đồng thứ hai và cuối cùng, vào cuối năm 2024 cũng về đề tài này.


Sau cuộc bỏ phiếu chấp thuận bản tổng kết, đức giáo hoàng nói ngài muốn nhắc mọi ngưi rằng  “nhân vt chính của thượng hội đồng là Thánh Thần,” ngài vắn tắt cảm ơn các giới chức tổ chức thượng hội đồng và cùng với các thành viên hội đồng dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.


Bản báo cáo tổng kết dài 41 trang, đã được bỏ phiếu từng đoạn một vào ngày 28 tháng 10, đã mô tả mục đích của nó là trình bày “những điểm đồng thuận, những vấn đề cần xem xét và những đề nghị phát xuất từ cuộc đối thoại về các vấn đề được thảo luận dưới các đề mục: Dân Chúa Đồng Hành, rước Mình Thánh, sứ mạng và tham gia.


Mỗi khoản trong bản báo cáo đã được chấp thuận bởi ít nhất 2 phần 3 những thành viên có mặt và bỏ phiếu, các nhân viên phụ trách thượng hội đồng nói thế. Họ đã công bố kết quả của mỗi cuộc bỏ phiếu.


Trong các đề tài của thượng hội đồng, các thành viên đã xét đến vai trò của phụ nữ trong giáo hội, kể cả tham gia vào việc làm quyết định; xem xét khả năng phong chức phó tế cho phụ nữ. Bản báo cáo kêu gọi nghiên cứu thêm, về lãnh vực thần học và mục vụ, về khả năng phong chức phó tế cho phụ nữ, gồm cả việc tái xét những kết luận của các ủy ban do Đức Giáo Hoàng Phanxico đã lập lên vào năm 2016 và 2020.


Đoạn này dược chấp thuận với số phiêu 279 thuận và 67 phiếu chống, nghĩa là nhiều hơn 2 phần 3 số phiếu thuận cần phải có, nhưng vẫn ở trong số những phiếu chống cao nhất.


Trong số các thành viên của đại hội, bản báo cáo nói, có một số người nghĩ rằng ý tưởng về các nữ phó tế là ngược với truyền thống, trong khi có những người khác nhấn mạnh nó sẽ phục hồi đường lối của giáo hội sơ khởi, kể cả thời ký Tân Ước, có nói đến các nữ phó tế.


Lại có những người khác, nhận ra nó là một cách đáp ứng thích hợp và cần thiết với những dấu chỉ của thời đại, trung thành với truyền thống, và là một tư tưởng có thể tìm được tiếng vang trong tâm trí của nghiều người đang tìm kiếm nghị lực  và sức sống mới trong giáo hội. Báo cáo nói vậy. Nhưng bản báo cáo nói thêm rằng một số người nghĩ làm vậy là “phối kết giáo hội với tinh thần của thời đại”.


Mặc dù đoạn này có được hơn 2 phần 3 số phiếu thuận cần thiết, nó nhận được số phiếu chống nhiều hơn bất cứ khoản nào khác vì được biểu quyết với số phiếu  thuận 277 và phiếu chống 69.


Các thành viên hội nghị cúng thảo luận những cách tiếp cận để đón tiếp và hội nhập vào đời sống giáo hội những người đã từng cảm thấy bị bỏ ra ngoài, gồm có những người nghèo, những người mất năng lực, những người LGBTQ hay ngay cả những người đồng tính và chỉ nói chung chung về những vấn đề liên quan đến “ bản sắc cá nhân (identity) và dục tính”.


Cha Dòng Tên James Martin, một thành viên thượng hội đồng, người đã từng tham dự mục vụ tiếp cận những người Công Giáo LGBTQ+ đã nói với hãng tin CNS,  “Theo tôi hiểu, có quá nhiều phản phản kháng khiến cho việc dùng từ LGBTQ+ một cách lành mạnh không thể làm được, mặc dù nó đã có ở trong văn kiện hành động của thượng hội đồng.


“Sự chống đối này thường xảy ra trong những khóa họp khoáng đại, trong khi phía bên kia phản bác lại, nghĩa là đòi hội nhập nhiều hơn và đòi xem những người LGBTQ như những con người, chứ không phải một hệ tư tưởng,” ngài nói vậy.


Bản tổng kết nói “để phát triển cách suy tư đích thực của giáo hội về những vấn đề này và các lãnh vực khác, cần phải tiếp cận những vấn đề  này trong ánh sáng của lời Chúa và giáo huấn của giáo hội dựa trên thông tin và suy tư thích hợp.”


“Để tránh nhắc lại những công thức trống rỗng, ta cần cung cấp một cơ hội để đối thoại xoay quanh khoa học nhán văn và xã hội, cũng như những suy  tư về triết lý  và thần học.


Bản tổng kết nói sự phân hóa trong hội nghị phản ảnh những quan tâm trái ngược nhau: nếu ta dùng giáo thuyết một cách nghiêm khắc, với một thái độ phê phán, ta phản lại Phúc Âm; nếu ta thi hành lòng thương xót ‘ giá hạ’ ta sẽ không truyền đạt được tình yêu của Chúa.


Bản tổng kết lại nói,  “bằng nhiều cách khác nhau, những ai cảm thấy bị gạt ra ngoài lề hay bị gạt ra khỏi giáo hội vì tình trạng hôn phối, bản sắc cá nhân (identity) hay xu hướng giới tính, cũng đòi được lắng nghe và có bạn đường. Người ta cảm thấy có tình yêu, lòng thương xót và thông cảm sâu đậm trong hội nghị đối với những người đang bị hay cảm thấy bị tổn thương hay bị lơ là bởi giáo hội, những người muốn có một nơi để gọi là nhà, nơi người ta cảm thấy an toàn, được lắng nghe, được tôn trọng mà không sợ bị phê phán.


Báo cáo nhấn mạnh giai đoạn lắng nghe xảy ra tại địa phương, trên toàn quốc vá xuyên lục địa trước thượng hội đồng và giai đoạn đối thoại trong Thánh Thần xảy ra trong thượng hội đồng, thảo luận bao gồm mỗi người phát biểu trong nhóm nhỏ của mình, cũng có những thành viên khác, trước hết chỉ góp ý kiến về những gì đánh động họ, từ thinh lặng đến thảo luận.

Ở nhiều chỗ trong bản báo cáo, các thành viên hội đồng nhấn mạnh phải nỗ lực nhiều hơn để lắng nghe những người đã vượt qua các vụ lạm dụng của giáo sĩ và những người đã phải chịu lạm dụng về tâm linh hay tâm lý.


Cởi mở lắng nghe và đi bên cạnh tất cả mọi người, gồm những kẻ đã bị lạm dụng và đau khổ trong giáo hội, là những gì làm cho nhiều người trước kia không ai thấy thì nay được xuất hiện tỏ tường, báo cáo cho biết thế.  Con đường dài tiến tới hòa giải và công lý, kể cả việc chấn chỉnh những cơ cấu thuận lợi cho lạm dụng, vẫn còn ở trước mắt và đòi hỏi những cử chỉ thống hối cụ thể.


Các người tham dự hội đồng nói diễn trình (hội đồng) này đã giúp họ cảm nghiệm được giáo hội như là nhà và gia đình của Chúa, một giáo hội gần gũi hơn với giáo dân, bớt quan liêu và có tinh thần liên đới nhiều hơn.


Tuy vậy,  báo cáo nói, những từ synodal và synodality, vốn gắn kết với kinh nghiệm và lòng mong muốn này, cần được làm sáng tỏ hơn, sáng tỏ về thần học và, có lẽ cả trong giáo luật nữa.


Một số người tham dự, theo báo cáo, thắc mắc làm sao một hội nghị có 21% số người tham dự là giáo dân nam nữ, các tu sĩ và linh mục có thể gọi là thượng hội đồng giám mục.


Bản báo cáo cũng nhìn nhận có những người sợ rằng rằng giáo huấn của giáo hội sẽ bị thay đổi, khiến cho ta xa rời đức tin tông truyền của cha ông và phản lại lòng trông mong của những người khao khát Chúa ngày nay.


Tuy thế, để đáp lại, các người tham dự hội đồng nói, “Chúng tôi tin rằng synodality (chính sách dân Chúa đồng hành) là sự biểu lộ của Truyền Thống sinh động, báo cáo nói vậy.


“Rõ ràng là một số người sợ sẽ bi bắt buộc phải thay đổi, lại có những người sợ  sẽ chẳng có gì thay đổi cả, và sẽ có quá ít lòng can đảm để đi theo nhịp độ của Truyền Thống sống động.” Báo cáo nói thế.


 “Lại nữa” báo cáo nói thêm, “sự bối rối và chống đối đôi khi có thể che giấu sự sợ hãi (của những người) mất quyền hành và những đặc quyền phát sinh từ đó.”


Những những người tham gia hội đồng mô tả tiến trình thượng hội đồng “phát sinh trong truyền thống giáo hội” và xảy ra trong ánh sáng của giáo huấn Công Đồng Vatican II, nhất là khi  Công Đồng nhấn mạnh giáo hội là màu nhiệm và là dân Chúa, được kêu gọi nên thánh.”


Các vị nói chính sách “Dân Chúa Đồng Hành” (synodality) đề cao sự đóng góp của tất cả những ai đã  chịu phép rửa, tùy theo ơn gọi  riêng của mỗi người,” và do đó, “cấu thành cách đón nhận Công Đồng sâu sắc hơn nữa”.


Bản báo cáo cũng nhấn mạnh mục đích của chính sách Dân Chúa Đồng Hành là sứ mạng (truyền giáo).


“Là những môn đệ của Chúa Giêsu, ta không thể trốn tránh trách nhiệm chứng tỏ và lan truyền tình yêu và lòng dịu hiền của Chúa trong một nhân loại bị thương tổn,” báo cáo nói.


Trong suốt thời gian thượng hội đồng, báo cáo nói, “nhiều phụ nữ biểu lộ lòng biết ơn sâu xa đối với việc làm của các linh mục và giám mục. Nhưng họ cũng nói đến một giáo hội gây tổn thương.với khuynh hướng bảo vệ uy quyền của giáo sĩ, một não trạng hiếu chiến và những cách biểu lộ uy quyền không thích hợp, tiếp tục gây ra những vết sẹo trên bộ mặt của giáo hội, gây thiệt hại cho hiệp thông.”


Cần phải hoán cải sâu xa về tâm linh để làm nền tảng cho bất cứ thay đổi cơ cấu nào, báo các nói, “Lạm dụng tình dục và lạm dụng quyền hành và quyến bính tiếp tục kêu gào đòi công lý, chữa lành và hòa giải.”


Vũ Vượng dịch