(Tiếp theo kỳ trước. Nguyên bản tiếng Anh của Jean Parietti)
Our Lady of La Vang | Feast: November 22
Đức Mẹ Lavang - Lễ Kính: 22 tháng 11
(HÌNH)
Trong thời kỳ bách hại người Công Giáo tại Việt Nam năm 1798, nhiều người tỵ nạn trốn trong rừng thẳm Lavang tại tỉnh Quảng Trị. Theo truyền thuyết, trong khi đang lần hạt Mân Côi vào một đêm kia, người ta thấy một người đàn bà bận trang phục cổ truyền Việt Nam, ẵm một em bé. Người đàn bà ấy an ủi họ, bảo họ cách dùng lá cây để chữa những bệnh tật và nói với họ, “Kể từ hôm nay, những lời cầu nguyện đọc lên tại nơi này sẽ được lắng nghe - và nhận lời.”
Người ta tin là người hiện ra là Đức Trinh Nữ Maria, và tin này được loan truyền. Một nhà nguyện được xây lên tại nơi đây năm 1820, sau đó có những nhà thờ lớn hơn được xây lên để có thể tiếp nhận những khách hành hương ngày càng đông. Lavang trở thành một tiểu vương cung thánh đường năm 1961.
Mặc dù đức mẹ hiện ra này chưa được Vatican công nhận, nhưng vào năm 1996, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã hiến dâng nước Việt Nam cho sự che chở của Đức Mẹ Lavang. Mẹ là tiêu biểu cho niềm hy vọng, đức tin và lời hứa hẹn cho những người Công Giáo Việt Nam khắp thế giới.
Our Mother of Africa | Feast: August 30 (U.S.)
Đức Bà của Châu Phi
Đức Mẹ Châu Phi, cũng gọi là Đức Bà của Châu Phi, là một hình ảnh của Đức Maria đặc biệt quan trọng đối với các thành viên của Hội Đồng Cố Vấn của cộng đồng Công Giáo da đen tại tổng giáo phận.
Một đền thánh tôn vinh Đức Mẹ Châu Phi, được thánh hiến ngày 30 tháng 8, 1997, trong vương cung thánh đường quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington D.C. trong đền thánh có một bức tượng đồng của Đức Maria với những đường nét của người Châu Phi.
Là một món quà của Cộng Đồng Công Giáo Da Đen Quốc Gia, ngôi đền này là đài tưởng niệm lịch sử đau thương của chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ và là một cột trụ của hy vọng mà Đức Bà là biểu tượng đối với những dân tộc phải làm nô lệ,” theo webside của vương cung thánh đường cho biết.
Lòng sùng kính Đức Bà Châu Phi bắt đầu khi một pho tượng Đức Maria như một phụ nữ da đen được an vị tại nhà thờ Đức Bà Châu Phi ở thủ đô Algiers, thủ đô nước Algeria, Bắc Phi trong thế kỷ 19.
Đức Bà Czestochowa |Lễ Kính: 26 tháng 8
Truyền thuyết kể rằng ảnh Đức Bà Czestochowa được vẽ ra bởi Thánh Sử Luca và được đưa đến Thành Constantinople vào thế kỷ thứ 4. Được biết bức hình này được đem đến từ Hungary năm 1382 và được để lại cho Tu Viện Jasna Gora, nước Ba Lan, trông coi, nơi bức hình vẫn còn tại vị cho đến nay.
Năm 1430 bức hình bị phá hoại; mặc dù đã được sửa chữa, hai vết sẹo do gươm đâm vẫn còn thấy được trên má phải của Đức Bà.
Chưa có phép lạ Đức Mẹ hiện ra tại Jasna Gora, nhưng bức hình trở thành nổi tiếng vì nhiều phép lạ được cho là nhờ lời bầu cử của Mẹ Maria mà có, kể cả một số phép lạ quan trọng có liên hệ với lịch sử nước Balan. Nhiều khách hành hương thường để lại những hiện vật để tỏ lòng biết ơn. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã để lại nơi này băng đeo của áo dài của ngài bi đạn bắn thủng và vấy máu trong cuộc mưu sát ngài vào năm 1981.
Bức hình này cũng được gọi là Đức Mẹ Đen. Một số người cho rằng tượng hình có màu đen là do mồ hóng từ những cây nến và trầm hương tích tụ lại qua nhiều thế kỷ.
Tại Hoa Kỳ, Đền Thánh Quốc Gia kính Đức Bà Czestockhowa ở tại Doystown, Pennsylvania.
Đức Bà Velankanni
Trong thế kỷ 16, có những phép lạ Đức Mẹ hiện ra được kể lại tại hai địa điểm gần làng Velankanni, nước Ấn Độ. Trong mỗi trường hợp, Mẹ Maria ẵm Chúa Hài Nhi, hỏi một cậu bé đang mang sữa hay sữa có bơ xem cậu có thể cho bé trai của bà một ít được không, rồi mỗi cậu bé đều nhận lời.
Khi cậu con trai thứ nhất giao phần sữa còn lại cho khách hàng, bình sữa vẫn còn đầy. Trong cuộc hiện ra lần thứ hai, Maria bảo một cậu trai bị tàn tật đi tìm một người đàn ông có những đặc điểm rõ ràng ở tỉnh kề cận và chuyển cho ông ta lời yêu cầu của bà là xây một ngôi đền ở nơi hiện ra. (Ngay sau đó) chân của cậu bé được chữa lành, và thông điệp được chuyển giao. Rồi người đàn ông kia xây một ngôi đền nhỏ. Người ta tin rằng một cái ao ở nơi đó có thể chữa lành bệnh tật.
Vào thế kỷ 17, có những thủy thủ Bồ Đào Nha bị bão đã tới được Velankanni bình an vô sự vào ngày lễ sinh nhật Đức Mẹ. Biết ơn Mẹ cứu giúp, họ đã biến ngôi đền thành một nhà thờ bằng đá, một nơi để tôn vinh Đức Bà Velankanni, cũng gọi là Đức Mẹ Ban Sức Khỏe. Ngày nay hàng trăm ngàn người hành hương đến thăm tiểu vương cung thánh đường này.
Vũ Vượng dịch