7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

DUNG NHAN ĐA DẠNG CỦA MẸ MARIA


The Many Faces of Maria


Trong Tháng Năm kính Đức Mẹ, Ban Thông Tin xin giới thiệu bài của Jean Parietti đăng trong báo Northwest Magazine với hy vọng giúp cộng đồng hiểu biết thêm về lòng sùng kính Đức Mẹ trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Bản dịch sẽ được đăng nhiều kỳ liên tiếp.


Những lần hiện ra, những hình ảnh của Mẹ Đầy Ơn Phước là  nguồn cảm hứng cho lòng sùng kính Đức Mẹ trong các cộng đồng văn hóa của chúng ta.

 

Tôn vinh đức trinh nữ Maria và xin ngài cầu bầu là một phần quan trọng trong đời người Công Giáo.

 

Đức Giáo Hoàng Phanxico đã nói vào tháng 10 năm  2023, “Mừng kính mẹ Maria là mừng kính sự gần gũi và tình thân ái của Chúa, đấng ở với dân người, đấng không để cho chúng ta đơn độc, đấng đã cho ta một người Mẹ để chăm sóc chúng ta và đồng hành với chúng ta.”

 

Người Công Giáo tôn kính đức Maria bằng nhiều cách, với nhiều tên. Hầu hết người Công Giáo đều biết về Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, nước Pháp, Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha, và Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico. Nhưng bạn  biết chăng có những lần Đức Mẹ hiện ra được Vatican chấp nhận ở Châu Phi, xảy ra vào thập niên 1980?  Có những cuộc hiện ra khác của Đức Trinh Nữ Maria được loan báo nhiều thế kỷ trước ở Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, tiếp tục thu hút lòng sùng kính của người Công Giáo ở đây cũng như các nước khác?

 

Với sự trợ giúp của  nhóm Mục Vụ Văn Hóa Đa Dạng, chúng tôi đã tiếp xúc với những cộng đồng Công Giáo khác nhau, để xin họ chia sẻ lòng sùng kính Mẹ Maria đặc biệt của họ. Xin đọc một số thông tin ở đây và trên mạng NWCatholic.org/Mary..

Đức Mẹ Kibeho, Lễ Kính 28 tháng 11




Đức Bà Kibeho đã hiện ra với ba học sinh trung học ở Kibeho, Rwanda, Phi Châu, trong khoảng  1981 và 1989.

 

 

Ngày 28 tháng 11 năm 1981, Alphonsine Mumureke báo cáo đã trông thấy một phu nhân đẹp vô song tự gọi mình là “Nyina wa Jambo” (Mẹ Ngôi Lời). Năm 1982 và 1983, hai phụ nữ khác là Natalie Mukamazimpaka và Marie Claire Mukangango, cũng thấy những lần Mẹ Maria hiện ra công khai.

 

 

Trong một thị kiến ngày 15 tháng 8, 1982, Alphonsine mô ta một cảnh chém giết hãi hùng, được tin là một lời tiên báo về cuộc  chiến diệt chủng xảy ra tại Rwanda trong thập niên 1990 với trên 800,000 người bị giết, trong số có khoảng 12,000 ở Kibeho.

 

Sứ điệp của Đức Bà Kibeho với thế giới gồm có một lời kêu gọi khẩn thiết kêu gọi thống hối và hoán cải, sự cần thiết của đau khổ để được lên thiên đàng và những kêu gọi lần hạt Mân Côi và đổi mới lòng sùng kính Đức Bà Bảy Sự Thương Khó.

 

Những lần Đức Mẹ hiện ra với Alphonsine kết thúc đúng 8 năm sau khi bắt đầu. Được Vatican chấp nhận năm 2001 và là những cuộc hiện ra duy nhất được chấp nhận  ở Phi Châu. Có khoảng 100,000  khách hành  hành hương đến thăm Kibeho mỗi năm.

 


Đức Mẹ Thiên Chúa của Thế Giới Trường Tồn

Mother of God of Lasting Things


 

Bức tượng này, được viết ra bởi Mary Katsilometes, ở Portland, mô tả Đức Maria, như một phụ nữ bộ lạc Coast Salish, bế một con trẻ Giêsu như một người da đỏ. Tượng này để ở NThờ Thánh Phaolo ở vùng dành riêng cho người da đỏ Swinomish gần La Conner.

 

Cả hai vị, Giêsu và Maria, đều mặc trang phục cổ truyền màu đất – jupe của Maria làm bằng những giải vỏ thông cidar. Mẹ và con được choàng trong những tấm mền dệt bằng lông chó và những mảng lông sơn dương.

 

Bao quanh hai vị là dòng nước chảy tượng trưng cho Phép Rửa cũng như công trình sáng tạo, và những con cá salmon tiêu biểu Chúa Kito nuôi dân người bằng của ăn bất tận từ Nước Hằng Sống.

 

Những nhân vật này được lồng trong khung có hình dáng hạt hạnh nhân, tường trưng sư nối liền của trời với đất. Ba giải màu của khung hình tiêu biểu cho Chúa Ba Ngôi, trong khi chiếc lá bằng vàng dùng trong bức hình tượng trưng cho nội lực của Chúa tỏa ra ngoài.

 

Tượng Đức Mẹ Thiên Chúa của Thế Giới Trường Tồn được đặt mua bởi giáo xứ St. Paul, mà cha sở là Cha Jerry Graham, dòng Tên, bức tượng được làm phép và an vị tại nhà thờ St. Paul trong lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày 23 tháng 5,


Đức Bà Hòa Bình và Thượng Lộ Bình An



 

Pho tượng gỗ thế kỷ 17 của Giáo Hội Công Giáo  này được được an vị tại NThờ Chính Tòa Antipolo là một trong những pho tượng được mừng kính nhiều nhất tại Philippines. Là một hình dáng của Đức Bà Da Đen, bức hình này tiêu biểu cho Đức Maria Vô Nhiễm.

 

 

Pho tượng này được đem tới từ Mexico năm 1626. Cuộc hải hành bình an của con tàu được người ta cho là nhờ bức tượng này, cho nên tượng được tặng danh hiệu “Đức Bà Hòa Bình và Thượng Lộ Bình An”. Bức tượng này cũng đi trên những con tàu buồm trong sáu chuyến vượt biển Thái Bình Dương từ 1648 đến 1748, và người ta tin rằng nhờ bức tượng này mà những cuộc vượt biển được bình an.

 

 

Truyền thuyết cho biết trong khi xây dựng một nhà thờ để đặt pho tượng này,  hình ảnh này thường biến đi khỏi đền thánh, để rồi tái xuất hiện trên ngọn một cây tipolo (dùng để làm giấy). Hiện tượng này được coi như một điềm lạ của Chúa nên vị trí của ngôi nhà thờ được dời tới chỗ cây tipolo. Khi quân Nhật chiếm Tipolo trong thế giới chiến tranh thứ hai, pho tượng này được di chuyển nhiều lần, có khi được chôn trong một cái thùng cho an toàn, cho đến khi chiến tranh kết thúc và người ta có thể đưa trở lại nhà thờ ở Antipolo. Ngày nay hàng triệu khách hành hương đến thăm đền thánh này hàng năm. 

                

(còn tiếp kỳ sau)

Vũ Vượng dịch