7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

NHỮNG CÂU HỎI – ĐÁP THÔNG THƯỜNG VỀ TUẦN THÁNH


Q & A: Why the ‘Passion’? What’s Tenebrae? And why does Easter’s date change? 

A short Holy Week FAQ


BYLORENE HANLEY DUQUIN, OSV NEWS

MAR 21, 2024FAITH


Vì sống trong một cộng đồng song ngữ (bilingual community), đôi khi ta cũng nên tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của một số tử tiếng Anh thường được dùng trong phụng vụ. Nguyên bản tiếng Anh của bài này được đăng trong báo điện tử NW Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle.

 

Đôi khi những từ (trong tiếng Anh) ta dùng trong Tuần Thánh nghe quá quen tai nên ta không tìm hiểu nguồn gốc của chúng. Ngày tháng của Lễ Phục Sinh cũng thế. Lễ này thay đổi mỗi năm mỗi khác. Sau đây là những câu hỏi và giải đáp ngắn gọn về từ vựng liên quan đến Tuần Thánh của người Công Giáo, với chi tiết lịch sử quan trọng.

 

HỎI: Tại sao ta dùng từ Passion (passion = sự đam mê) để chỉ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu?

ĐÁP: Từ ‘Passion’xuất phát từ tiếng Latinh có nghĩa là ‘đau khổ’. Khi nói về những biến cố dẫn tới cái chết của Chúa Giêsu người ta thường viết hoa ‘Passion’ để phân biệt với cái nghĩa hiện đại của từ passion, vốn có một hàm ý lãng mạn (đam mê).

 

HỎI: Tại sao một số giáo xứ phủ kín thánh giá và tượng ảnh trong tuần thánh?

ĐÁP: Trước 1970, thường có tục lệ phủ kín các thánh giá và tượng ảnh trong hai tuần cuối của Mùa Chay. Sau 1970 việc này được để cho mỗi giáo phận tùy tiện quyết định. Năm 1995 ủy ban phụng vụ của các Giám Mục HK cho phép từng giáo xứ có thể tự mình lập lại lề lối này.

 

HỎI: Tenebrae là gì?

ĐÁP: Từ ‘tenebrae’ phát sinh từ tiếng Latinh có nghĩa là ‘bóng tối’ hay ‘sự tối tăm’. Thoạt đầu nó được dùng để chỉ những phần u buồn trong kinh nhật tụng được hát lên trong các tu viện vào ba ngày chót của Tuần Thánh. Cung giọng của những kinh nguyện này tràn đầy buồn sầu thảm thiết. Vào một vài lúc khác nhau trong phụng vụ Tenebrae, những ngọn nến được tắt đi và có tiếng chát chúa ồn ào, gợi ra cảm giác bị phản bội, bỏ rơi, đau đớn, buồn sầu và tối tăm gắn liền với việc đóng đinh và sự chết của Chúa Giêsu. Đôi khi  các giáo xứ có tổ chức nghi lễ tenebrae trong Tuần Thánh.

 

HỎI: Tại sao ta goi Thứ Sáu Tuần Thánh là Good Friday?

ĐÁP: Trong tiếng Anh, có lẽ từ ‘Good Friday’ phát sinh từ ‘God’s Friday’ theo kiểu cách như ‘goodbye' (lời chào từ biệt) phát sinh từ ‘God be with you’ (Xin Chúa ở cùng anh/chị).

 

HỎI: Tại sao một số giáo xứ cử hành phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh vào buổi chiều sớm còn các xứ khác cử hành vào buổi chiều muộn?

ĐÁP: Tốt nhất là nghi thức này nên xảy ra vào lúc 3 giờ chiều. Tuy vậy để khuyến khích nhiều người tham dự hơn, nghi thức này có thể làm trễ hơn vào buổi chiều, nhưng không bao giờ quá 9 giờ tối.

 

HỎI: Pascha là gì?

ĐÁP:  Pascha hay Pasch có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘Passover’ (Lễ Vượt Qua). Những Kito hữu thời sơ khai dùng Pascha hay Pasch để mô tả sự sống lại của Chúa Giêsu như là Lễ Vượt Qua của đạo Thiên Chúa. Ngày nay đôi khi ta dùng ‘Paschal Mystery’ (Mầu Nhiệm Vượt Qua) để chỉ sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, là chữ rút ra từ chữ Pasch. Các Kito hữu đạo Chính Thống vẫn còn dùng từ Pascha để chỉ Lễ Phục Sinh.

 

HỎI: Ai ấn định ngày tháng của Lễ Phục Sinh?

ĐÁP: vào năm 325, Công Đồng Nicaea quyết định rằng Lễ Phục Sinh sẽ được cử hành vào ngày Chúa Nhật theo sau ngày trăng rằm thứ nhất sau tiết xuân phân. Lễ này có thể đến sớm nhất là 22 tháng 3, và trễ nhất là 25 tháng Tư.

 

Lorene Hanley Duquin is a Catholic author and lecturer who has worked in parishes and on a diocesan level.

 


Vũ Vượng dịch