7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN (DDF) TÌM CÁCH LÀM RÕ TUYÊN NGÔN FIDUCIA SUPPLICANS


 The DDF Seeks to Clarify “Fiducia Supplicans”

 

Nguyên bản tiếng Anh của Tiến Sĩ Richard Declue đăng trong mạng Word on Fire của Giám Mục  Rober Barron. Việc chúc lành cho những cặp đông tính được đề cập đến trong một tuyên ngôn chính thức của thánh bộ giáo lý đức tin. Sau đó dư luận trở nên sôi nổi về vấn đề nay, nên mới đây DDF lại đưa ra một thông cáo qua báo chí để làm rõ hơn về vấn đề này. Để có một cái nhìn thấu đáo hơn, xin mời độc giả đọc bản dịch sau đây. Vì số trang HN có hạn, chúng tôi phải bỏ bớt một phần ở đoạn cuối.

 

Ngày 18 tháng 12, 2023, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (DDF) đã ban hành bản Tuyên Ngôn về ý nghĩa mục vụ của các cách chúc lành, gọi là Fiducia Supplicans, bản văn này bao gồm những tuyên bố về việc có thể dâng lời chúc lành có tính mục vụ cho những cặp đôi trong những hoàn cảnh không bình thường, gồm cả những cặp đồng tính. Bất cứ ai, dù không gần gũi lắm với mạng xã hội hay các đài tin tức Công Giáo trên mạng đều biết có nhiều lời chỉ trích thật mau lẹ, lan rộng và còn đang tiếp diễn về văn kiện này trong giới bình luận Công Giáo. Những lời cáo buộc đủ loại, từ nghi ngờ lạc đạo cho đến thiếu thận trọng hay tối nghĩa. Để đáp lại, nhiều người Công Giáo khác nói lên những những lời bảo vệ mạnh mẽ văn kiện này, hoặc bằng cách chỉ ra tính chính thống về mặt kỹ thuật của văn kiện, hay bằng cách phát biểu những lời khen ngợi và ủng hộ bản tuyên ngôn. Một vài học giả chỉ tìm cách giải thích văn kiện dựa theo chính bản văn, làm sáng tỏ nó nói gì hay - có lẽ điều nay quan trọng hơn - nó không có ý nói gì. Đối thoại vể bản văn này thường gây ra xúc động mạnh mẽ, dẫn tới những lời xung khắc nóng nảy, chua chát.

 

Thêm nữa, nhiều giám mục và hội đồng giám mục nhảy vào cuộc. Một vài vị như Hồng Y Oswald Gracias, giám mục của Mumbai, Ấn Độ hoan nghênh văn kiện này. Theo tin cho biết ngài tuyên bố văn kiện này là một cái gì tự nhiên cho đất nước của ngài gọi nó là một cách xác nhận đời sống tâm linh của chúng tôi và là một món quà.” Một số chức sắc khác nói rằng các ngài sẽ không thi hành những cách chúc lành mà bản tuyên ngôn cho phép. Simon Caldwell loan tin “nhiều giám mục tại nhiều nước như Ukraine, Brazil, Kenya, Rwanda, Zambia, Camaroon, Malawi, Nigeria, Angola, Zambabwe, Uganda, Sao Tome và Principe, và Kazakhstan [thì] công khai từ chối cho phép chúc lành cho những cặp đồng tính trong các giáo phận của các ngài.”

 

Chính bản tuyên ngôn nói rằng “(chúng tôi cho rằng) không ai cần phải phải hỏi lại về những cách thức giải quyết những chi tiết hay tính khả thi liên quan đến những cách chúc lành thuộc loại này,” bởi vì văn kiện nhận định đã làm đầy đủ để hướng dẫn sự suy xét thận trọng (như một người cha) của các thừa tác viên có chức thánh về phương diện này”. Tuy nhiên vì có sự xôn xao trong quần chúng và có một số giám mục ngần ngại thi hành văn kiện này nên Thánh Bộ DDF quyết định trả lời qua một thông cáo gửi qua báo chí liên quan đến việc tiếp nhận Fiducia Supplicans vào ngày 4 tháng 1, 2024. Sau đây là tóm lược một số điểm chính được đưa ra trong thông cáo này.

 

Thông cáo này truyền đi những giới hạn mới vể những cách chúc lành đang bàn cãi.

 

Sau phần mở đầu chỉ có một câu, thông cáo này gồm có sáu đoạn, tổng cộng khoảng 2100 chữ, chưa bằng nửa số chữ của Fiducia Supplicans. Dòng đầu của đoạn đầu bàn về giáo thuyết, nói như sau: “Những tuyên bố của một số hội đồng giám mục, cũng dễ hiểu thôi, liên quan đến văn kiện Fiducia Supplicans có giá trị vì đã làm nói rõ cần có thêm một thời gian nữa để suy xét liên quan đến mục vụ.” Thông cáo giải thích quyết định không thi hành chúc lành cho những cặp đồng tính trong những giáo phận đó không phải vì những lý do có liên quan đến giáo thuyết, và nhắc lại rằng - thông qua những trích dẫn trong bản tuyên ngôn - giáo thuyết nêu lên trong đó “thì rõ ràng và dứt khoát về hôn nhân và giới tính” và hoàn toàn phù hợp với truyền thống giáo hội. Nói đúng hơn, thông cáo nhận thấy sự ngần ngại của các giám mục kia bắt nguồn từ những lý do thực tế, theo chiều hướng này, Thánh Bộ DDF nhìn nhận rằng có những hoàn cảnh khác nhau về văn hóa, pháp lý khác nhau đòi hỏi phải có những quyết định thận trọng và làm khác đi trong việc thi hành, “Nếu có những luật kết án những ngưởi tự xưng là đồng tính bằng án tù, và trong một vài trường hợp, đánh đòn và ngay cả tử hình, thì khỏi cần nói, chúc lành là việc làm không thận trọng”. Ngoài những trường hợp cùng cực như thế vẫn có khi phải làm khác đi trong việc áp dụng chúc lành như thế, sau khi mỗi giám mục  cùng với giáo phận của mình đã suy xét kỹ. Bản thông cáo đưa ra một thí dụ để làm sáng tỏ điểm này: “Một số giám mục đã quyết định mỗi linh mục phải có suy xét và chỉ được chúc lành một cách riêng tư.” Do đó, “mỗi giám mục vì mục vụ riêng của mình, luôn luôn có quyền suy xét về địa phương, nghĩa là về nơi cụ thể mà ngài biết rõ hơn người khác chỉ vì đó là đoàn chiên của ngài.”

 

Có lẽ điều bất ngờ hơn nữa là thông cáo này truyền tải những giới hạn mới về việc chúc lành đang bàn cãi. “Cho nên rõ ràng là việc chúc lành này không được xảy ra ở một nơi quan trọng trong một thánh đường, hay trước một bàn thờ, vì làm vậy có thể  tạo ra sự lẫn lộn”. Nó nhắc lại và nhấn mạnh điều mà bản tuyên ngôn đã nói, bằng cách tuyên bố rằng sự chúc lành thuộc phạm vi mục vụ này phải vắn tắt, có lẽ chỉ khoảng 10 hay 15 giây.”

 

Hơn nữa bản thông cáo khước từ ý kiến cho rằng bản tuyên ngôn đã thay đổi cái gì đó liên quan dến lập trường của giáo hội về hành vi đồng tính hay tính hợp pháp của những cuộc tình ngoại hôn khác. Nói đúng hơn, bản tuyên ngôn xác nhận rằng những cách chúc lành không phải là nghi lễ không thánh hóa con người hay cặp đôi được chúc lành, không phải là cách để biện minh cho tất cả nhưng hành động của họ, và không phải là cách chuẩn y lối sống họ đang theo đuổi.”

 

Tuyên ngôn nhấn mạnh những lời chúc lành này không phải là chúc lành cho những cặp đôi trong những hoàn cảnh bất bình thường (không chúc lành cho sự kết hợp của họ)” và “không chấp thuận cũng không công chính hóa hoàn cảnh hiện thời của họ”. Trái lại, khi chúc lành như thế, linh mục nguyện xin cho họ sống Phúc Âm Chúa Kito một cách hoàn toàn trung thành và xin Thánh Thần giải thoát hai người này khỏi mọi thứ không hợp với thánh ý của ngài và khỏi mọi sự cần được thanh tẩy.”

 

Bản thông cáo còn đưa ra một kiểu mẫu để linh mục chúc lành có thể dựa theo, dùng thí dụ của những người ly dị đã có đôi mới, nhưng cũng có thể áp dụng cho những cặp đồng tính nữa: “Xin Chúa nhìn đến những con cái Chúa đây, xin cho họ được sức khỏe, việc làm, sự bình an và sự trợ giúp lẫn nhau. Xin giải thoát họ khỏi mọi thứ đi ngược lại Phúc Âm của Chúa, và cho họ được sống hợp với thánh ý ngài, Amen.” Rồi kết thúc bằng dấu thánh giá trên mỗi người trong cặp đôi.

 

Theo tôi công bằng mà nói, hầu hết mọi người nhận thấy việc chúc lành cho những người đồng tính là điu mới lạ của bản tuyên ngôn, nhưng bản thông cáo qua báo chí này lý luận ngược lại. Như Luke Coppen nói: Đoạn 4 (của Thông Cáo) lập luận rằng điều mới lạ thực sự của văn kiện không phải là những cặp đôi trong hoàn cảnh bất bình thường có thể được chúc lành. Nói đúng hơn, điều mới lạ là người ta được mời gọi phân biệt giữa hai thể thức chúc lành khác nhau: chúc lành theo phụng vụ hay chúc lành như một nghi lễ, và chúc lành như một hành vi mục vụ hay chỉ có tính nhất thời.

 

Vũ Vượng dịch