The twin 110-foot bell towers and central dome make Vietnamese Martyrs Church hard to miss. Sacred music will be played from the towers at intervals between 6 a.m. and 10 p.m. (Photo: Vu Tran/VP Studio)
Joyful celebration marks dedication of Vietnamese
Martyrs Church
Nov
26, 2024Local
Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử
Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle
TUKWILA – Sau hàng thập kỷ mơ ước, hơn 10 năm gây quỹ và vô số lời cầu nguyện, các thành
viên giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vui mừng cử hành lế thánh hiến nhà thờ
mới của họ vào ngày 24 tháng 11.
Tụ họp dưới chân của 23 bậc cấp dẫn lên cửa chính nhà thờ các giáo dân hoan
hô, và vỗ tay khi Cha Xứ Đào X. Thành nhận lãnh chìa khóa từ tay
đức Tổng Giám Mục Paul D. Etienne theo nghi thức mở cửa nhà thờ.
“Chúng tôi đã chờ đợi ngày này từ lâu lắm rồi,” Cô Tuyên Phạm nói thế. Cô
gia nhập cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Seattle năm 1989 sau khi thoát khỏi
Việt Nam trong một cái thuyền nhỏ chất đầy 115 người, lênh đênh trên biển 10
ngày rồi sống trong một trại tỵ nạn trước khi tới Hoa Kỳ.
“Tôi cảm thấy sung sướng
có được một ngôi nhà thờ mới, được thấy cộng đồng Công Giáo Việt Nam lớn mạnh
nhanh như thế và có nơi để thờ phượng Chúa.” Cô Phạm nói thế. Cô là thành viên
ban lãnh đạo phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam của giáo xứ.
Cô nói thêm, “Hy vọng rằng thế hệ trẻ kế tiếp sẽ nối bước tiến lên.”
Đồng tế Lễ Thánh Hiến với đức Tổng Giám Mục Etienne có đức Tổng
Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh của Tổng Giáo Phận Huế, Việt Nam
(Huế là tỉnh nhà của Cha Đào), cha Marion Q. Nguyễn, tu viện trưởng dòng Saint
Martin ở Lacey và cả mười mấy linh mục nữa.
Một ngàn hai trăm chỗ ngồi trong nhà thờ đều chật kín, ngoài ra có thêm
1000 chỗ nữa được tạo ra bên ngoài nơi đó giáo dân xem lễ thánh hiến dài 3 giờ
trên màn hình video, ông Gioan Tiến Lưu cho biết như thế. Ông là chủ tịch hội
đồng mục vụ.
Đức Tổng Giám Mục Etienne nói với cộng đoàn trong bài giảng của ngài, “Chúc mừng anh chị em đã xây nên ngôi nhà thờ xinh đẹp
này. Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người về sự biểu lộ đức tin và lòng sốt mến
một cách tốt đẹp thế này,” ngài cũng nói
thêm nhiều lời chúc mừng với Cha Thành, kêu gọi một tràng pháo tay hón hô toàn
thể cộng đồng.
Cha Thành, thụ phong linh mục năm 2003, đã là cha xứ từ 19 tháng 1 năm
2010, cũng là ngày Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được thành lập
bởi đức Tổng Giám Mục Alexander J. Brunett. Cha Thành nói với
đám đông, “Hôm nay chúng ta hân hoan cảm tạ Chúa về ngày tươi đẹp này,
về lễ mừng lớn lao này, về đức tin mà chúng ta cùng nhau ăn mừng, nhất là ở nơi
thánh này.”
Sau đó, vào chiều ngày 24 tháng 11, đức Tổng Giám
Mục Linh chủ tọa lễ thánh hiến đền thánh Đức Mẹ Lavang và Các Thánh Tử Đạo
Việt
Nam, tiếp theo là thánh lễ trong ngôi nhà thờ mới được thánh hiến này.
Một giấc mơ thành hiện thực
Trong khi tham dự Lễ Thánh Hiến
này, ông Lưu (chủ tịch hội đồng mục vụ) nói, “Tôi không thể tưởng tượng đây là sự thực. Đây là giấc mơ từ
lâu của chúng tôi. Mới 3 năm trước đây thôi. Chúng tôi cảm thấy như nó không thể xảy ra được.”
“Xây một nhà thờ mới có một ý nghĩa to lớn cho tôi và năm đứa con tôi,” ông
Lưu nói thế. Năm 1980 ông Lưu mới 17 tuổi, đã cùng với 9 thành viên gia đình đã
trốn thoát khỏi Việt Nam trên một cái thuyền nhỏ, tới được một
trại tỵ nạn ở Philippines. Chín tháng sau ông Lưu và bốn
thành viên gia dình đến được Hoa Kỳ dưới sự bảo trợ của một gia đình Công
Giáo ở Lake Stevens.
“Tôi muốn nói một phép lạ đã xảy ra hôm qua,”
Ông Lưu nói ngay hôm sau của ngày Lễ Thánh Hiến Thánh Đường, nhìn nhận ơn ích
của biết bao lời cầu nguyện và Chúa Thánh Thần đã hướng Cha Thành và hội đồng
giáo xứ khi mà chưa có ai đã (có kinh nghiệm) xây một nhà thờ bao giờ.”
“Việc Chúa làm thật tuyệt diệu,” Ông Lưu nói.
Khi hết Lễ, Cha Thành cảm ơn rất nhiều người đã ủng hộ
hội đồng giáo xứ trên đường tiến tới nơi thờ phượng mới của cộng đồng, trong đó
có ủy ban thiết kế và xây dựng của tổng giáo phận và ủy ban quỹ xoay vòng (revolving fund) của giáo xứ
vì những lời cầu nguyện và hướng dẫn của họ.”
Cộng đồng giáo xứ từ những người già đến những gia đình
trẻ, đã quyên góp được hai phần ba số tiền cần thiết để xây nhà thờ, cha Thành
cho biết như vậy trong một cuộc phỏng vấn trước đó.
“Số tiền này không dễ dàng chút nào,” ngài nói. Xây một
nhà thờ mới tốn kém lắm nhưng “trái tim của nhiều người nói, “Vâng, chúng tôi
muốn trả tiền cho ngôi nhà thờ mới,” Cha Thành nói tiếp.
Phần còn lại của số tiền phải vay từ quỹ xoay vòng (Revolving
Fund) của giáo xứ mà ông Lưu nói có thể trả hết trong bảy năm hay sớm hơn. “Có
vô số người yêu mến nhà thờ đến nỗi họ hy sinh nhiều đến thế.” Ông L ưu lại nói
“Nhà thờ là nơi mà ta biết bất cứ điều gì ta đóng góp vào đó, sẽ còn mãi cho
người khác.”
Pha trộn văn hóa Việt
Nam với thần học công giáo
Với hai tháp chuông sóng đôi cao 110 bộ và một mái vòm ở giữa, nhà thờ Các
Thánh Tử Đạo Việt Nam nổi lên giữa giao điểm của West Valley Highway và đường
180, ở South Center, khó có ai lái xe đi qua mà không thấy.
Được xây trên một nơi dọc theo sông Green River, nhà thờ này pha trộn nhiều
yếu tố của phong cách Việt Nam và Tây Phương. Những ngọn tháp nhà thờ gợi nhớ đến
Nhà Thờ Đức Bà, Sài Gòn, trong khi tháp vòm của nhà thờ làm người
ta nhớ đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêro ở Rome, Cha Thành nói thế với báo
Northwest Catholic trong cuộc tham quan trước Lễ Thánh Hiến
Những pho tượng của sáu Thánh Tử Đạo Việt Nam đứng ở chân các tháp chuông. Bên trên mái vòm, tượng của bốn thiên thần
thổi kèn trompet nhắc nhở sau thánh lễ “Các bạn phải rao giảng Phúc Âm, các bạn
phải cao rao tin mừng cho muôn dân,” Cha Thành nói vậy.
Trên ba trong những bức tường bên ngoài có xây những bức phù điêu, một nói
về các thánh tử đạo Việt Nam, những tấm kia mang tựa đề
“Hành trình qua biển tìm tự do” và “Hành trình đến một tương lai hy vọng tại
miền Tây Bắc”.
Tượng hai thánh Phêro và Phaolo đứng hai bên, ngang phần trên cùng của bậc
cấp vào nhà thờ, còn ở ngay bên ngoài các cửa vào có tượng Thánh Giáo Hoàng
Gioan Phaolo II và Gioan XXIII là hai vị được đặc biệt ưu ái bởi giáo hội và
đất nước Việt Nam, cha chính xứ cho biết như thế.
Phần bên trong nhà thờ mang tính biểu tượng phong phú.
“Tôi đã cố gắng hội nhập văn hóa Việt Nam vào thần học của giáo hội. Nó có điều gì
liên hệ đến người ta,” Cha Thành nói thế.
Cha Thành giải thích: sàn nhà thờ từ giếng rửa tội lên tới bàn thờ bao gồm 12 mo-tip, con số các môn đệ và các
chi tộc Israel, nhưng cũng có nghĩa “chúng ta là giáo hội,” Mỗi mo-tip có một
nhành thiên tuế bên trong một vòng tròn, bao quanh bởi một hình vuông, trong
văn hóa Việt Nam hình vuông tiêu biểu cho trái đất và vòng tròn biểu lộ thiên
đàng, những nhành thiên tuế là dấu chỉ ơn tử đạo, và chiến thắng đối với tội
lỗi. Chúng ta được kêu gọi làm thánh tử đạo hàng ngày trong những việc ta làm.”
Trong cung thánh, một hình ảnh bữa tiệc ly được chạm trổ tô điểm mặt trước
của bàn thờ bằng cẩm thạch. Tượng Chịu Nạn bên trên bàn thờ được vẽ kiểu
để tượng trưng cho thân của cây trường
xuân, tượng trưng cho miền Tây Bắc, Cha Thành nói thế, đáy của Nhà Tạm bằng
đồng dườc vây quanh bởi bốn thánh sử, trong khi các cửa được trang điểm bằng
những hình ảnh về những ngày sau cùng
của Chúa Giêsu, hai bên cạnh có thiên thần bằng cẩm thạch đang quỳ thờ lạy.
Những cửa sổ kính hoa, làm tại Việt Nam, chạy dọc theo những bức tường hai
bên nhà thờ cũng như dọc theo hành lang đi tới hội trương giáo xứ trên tầng
trệt. Mỗi cửa sổ có một vị thánh, một chân phước hay một hiển thánh, có tầm
quan trọng đối với giáo xứ, hoặc là quan thầy của một hội đoàn trong giáo xứ -
như Thánh Cecilia, quan thầy của các nhạc sĩ -
hay những vị đã được lựa chọn để vận động giới trẻ, như Chân Phước Pier
Giorgio Frassati và chân phước Carlo Acutis, cả hai sắp được phong thánh trong
năm 2025.
Ở hai đầu mỗi hàng ghế bằng gỗ có logo hình tròn của giáo xứ, gồm có một
thánh giá và một vương miện ở trên hình phác họa bản đồ Việt Nam với những
nhành thiên tuế hình cong ở hai bên.
Các vị thánh
tử vì đạo Việt Nam gồm có 96
người Việt, 11 nhà truyền giáo Tây Ban Nha và 10 nhà truyền giáo Pháp. Họ đã bị
hành quyết vì đức tin đạo Thiên Chúa từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.
Gương sáng của các thánh tử đạo Việt Nam là cảm hứng cho
nhứng người Công Giáo đương thời để họ tiếp tục rao giảng Phúc Âm và sống đức
tin mãnh liệt bất kể mọi thử thách,” đức tổng giám mục nói thế, “Những câu chuyện của họ là
những lời chứng hùng hồn về ảnh hưởng biến cải của đức tin trong mọi nghịch
cảnh.”
Cũng như với tất cả các vị thánh khác, các thánh tử đạo Việt
Nam quy hướng về Chúa Kito, là nguồn mạch của sự sống và ơn cứu độ,” đức Tổng Giám Mục Etienne nói
và tiếp, “Đây là lý do chính khiến ta có những nhà thờ, những nơi thánh để tụ
họp và cử hành sự sống của ta trong Chúa Kito.”
“Ước gì vẻ đẹp của ngôi nhà thờ mới này chỉ là một tia sáng của vẻ đẹp đức
tin là nguồn cảm hứng giúp cho ngôi nhà
thờ được xây nên, nơi mỗi người chúng ta” đức tổng giám mục Etienne nói vậy
với cộng đoàn “Lạy Đức Mẹ Lavang xin cầu cho chúng con.”
Vũ Vượng dịch