7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

THẾ GIỚI CẦN GẤP HÀNH ĐỘNG CHÍNH TRỊ ĐỂ HƯỚNG DẪN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Pope Francis (C) poses for a family photo with G7 heads of States and heads of delegation of Outreach countries at Borgo Egnazia resort during the G7 Summit hosted by Italy in Apulia region, on June 14, 2024 in Savelletri. (Photo by Mandel NGAN / AFP)


World needs urgent political action to guide AI, pope tells G7


BYCAROL GLATZ, CATHOLIC NEWS SERVICE

JUN 14, 2024US/WORLD


Lần đầu tiên có một vị giáo hoàng tham dự Hội Nghị của Nhóm G7. Nguyên bản tiếng Anh đăng trên báo điện tử Northwest Catholic của TGP Seattle. Một vài đoạn được cắt bỏ cho hợp với khổ báo có hạn của Bản Tin HN.


VATICAN CITY – Các nhà lãnh đạo có trách nhiêm tạo ra những điều kiên cần thiết để trí tuệ nhân tạo phục vụ nhân loại và giúp giảm bớt những rủi ro của nó, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã nói với những nhà lãnh đạo thế giới như thế.


“Chúng ta không thể cho phép một dụng cụ mạnh mẽ và thiết yếu như trí tuệ nhân tạo trở thành một kiểu mẫu kiểm soát xã hội của giới tinh hoa kỹ thuật, nhưng trái lại, phải làm cho trí tuệ nhân tạo trơ nên một thành lũy” chống lại sự đe dọa, ngài đã nói vậy trong bài diễn văn ngảy 14 tháng 6 trong hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-7 họp tại miền nam nước Ý.


“Đây chính là lãnh vực trong đó hoạt động chính trị là điều cần kíp,” ngài nói.


Nhiều người tin rằng chính trị là một từ ngữ ghê tởm, thường thường là vì có nhiều lầm lỗi, tham ô và bất tài của một số nhà chính trị - không phải tất cả, nhưng chỉ một số thôi. Cũng có những người  cố gắng hạ giá chính trị, thay thế nó bằng kinh thế học hay bóp méo nó thành một hệ tu tưởng này hay hệ tư tưởng khác,” ngài nói.


Nhưng thế giới này không thể vận hành nếu không có chính trị lành mạnh, ngài nói, và sự hữu hiệu của bước tiến tới tình huyng đệ toàn cầu va hòa bình xã hội đòi hỏi một đời sống chính trị lành mạnh.


Đức giáo hoàng phát biểu trươc các nhà lãnh đạo trong phiên họp mở rộng của nhóm G7 danh riêng cho trí tuệ nhân tạo. Ngoài các thành viên của G7 – Hoa Kỳ, Nhật, Canada, Đức, Pháp, Ý và Anh- diễn đàn cũng bao gồm những những người đứng đầu nhà nước được mời đặc biệt, gồm có các nhà lãnh đạo Argentina, Ấn Độ và Brazil.


Hội nghị thượng đỉnh G7 nhóm họp tại Borgo Egnazia miền Puglia  từ 13-15 tháng 6 để thảo luận một loạt vấn để, như di cư, biến đổi khí hậu, tình hình phát triển ở Châu Phi, và tình hình tại Trung Đông và Ukraine. Đức giáo hoàng có chương trình gặp riêng với 10 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo thế giới trong nhưng buổi họp song phương trước và sau buổi nói chuyện của ngài, kể cả Tổng Thống HK Joe Biden và Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky.


Trong diễn từ, đức giáo hoàng gọi trí tuệ nhân tạo là mội công cụ gây hào hứng nhưng cũng đáng sợ. Nó có thể được dùng để mở rộng kiến thức cho mọi người, để đẩy mạnh nhanh chóng nghiên cứu khoa học và cung cấp thao tác cần thiết và gay go cho máy móc.


“Nhưng đồng thời, nó cũng kéo theo sự bất công to lớn giữa các nước tiên tiến và các nước đang phát triển, hay giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị áp bức, tăng cao hiểm họa có thể xảy ra là một nền văn hóa tống khứ được ưa chuộng hơn một nền văn hóa gặp gỡ,” ngài nói.


Cũng như mỗi khí cụ và kỹ thuật khác, ngài nói, nó có thể làm ra lợi ích hay gây tổn thương tùy theo cách người ta dùng nó.


Trong khi ngài kêu gọi cộng đồng thế giới tìm những nguyên tắc chung để dùng trí tuệ nhân tạo, đức giáo hoàng cũng kêu gọi nghiêm cấm một số ứng dụng của nó.


Thí dụ, ngài nhắc lại phải nhấn mạnh rằng cái gọi là “những vũ khí giết người tự trị” (lethal autonomous weapons”) phải bị nghiêm cấm dứt khoát, nói thêm rằng “không bao giờ có thể làm một cỗ máy biết lựa chọn cướp đi một nhân mạng”.


Thực hiện quyết định là việc luôn phải dành cho con người, ngài nói. Nhân phẩm có được tôn trọng hay không tùy thuộc con người có kiểm soát thích đáng được những lựa chọn của những chương trình vận hành trí tuệ nhân tạo.


Nhân loại sẽ sa vào một tương lai không có hy vọng, nếu ta tước bỏ khả năng quyết định của mình về chính mình và đời sống của mình, bằng cách hạ giá, bắt con người phải tùy thuộc vào những lựa chọn của máy móc. Trong bản văn của ngài, ngài đặc biệt chỉ trích những quan tòa dùng trí tuệ nhân tạo để tìm những dữ liệu cá nhân, như sắc tộc, văn hóa, giáo dục, những thẩm định tâm lý và đánh giá uy tín để quyết định liệu một tù nhân có dễ tái phạm hay không khi được phóng thích và do đó đòi họ phải được giam giữ tại nhà.


Đức giáo hoàng cũng cảnh giác, nhất là với giới học sinh, đối với trí tuệ nhân tạo tác văn (generative artificial intelligence). Đây là những khí cụ tuyệt diệu và là những ứng dụng dễ tìm  trên mạng để tạo một bản văn hay một bức hình về bất cứ đề tài hay chủ đề nào.


Ngài nói tiếp, tuy vậy những khí cụ này không phải là “sáng tạo”, vì rằng chúng không đưa ra được những phân tích mới hay khái niệm mới, chúng chỉ có vai trò “tăng cường” vì chỉ có thể nhắc lại những gì chúng tìm được, tạo cho nó một hình thức hấp dẫn và không kiểm chứng được nếu có chứa đựng những sai lầm hay những tiên kiến.


Kỹ thuật có tác động trên những quan hệ xã hội một cách nào đó và tiêu biểu cho một thứ sắp xếp quyền hành để cho một số người nào đó thi hành những hành động đặc biềt trong khi  không để cho những người khác thi hành những việc khác. Ngài nói, “Bằng cách nào đó, minh bạch nhiều hay ít, quyền tạo tác này của kỹ thuật luôn luôn chứa đựng thế giới quan của những ai phát minh ra nó và phát triển nó.


Mỗi người có nhiệm vụ phải dùng trí tuệ nhân tạo một cách tốt đẹp, ngài nói, nhưng giới chính trị có trọng trách tạo ra những điều kiện khả thi và hữu hiệu để dùng nó một cách tốt đẹp.


Vũ Vượng dịch