Conclave: Going inside and exploring the history of a papal election
By D.D. Emmons, OSV News
May 2, 2025Faith
Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử NW Catholic của Tổng Giáo Phận Seattle
Có ít biến cố trên sân khấu thế giới khiến người ta chú ý đến nhiều hơn là một cuộc bầu một giáo hoàng. Từ khắp nơi người Công Giáo hay không Công Giáo đều bị thu hút bởi tin tức khi chứng kiến giáo hội chuyển biến từ một vị đại diện Chúa Kito sang một vị khác. Mọi người lo lắng chờ đợi khói trắng bốc lên từ Nhà Nguyện Sistine Chapel là dấu chỉ một vị giáo hoàng mới đã được lựa chọn và người ta tuyên bố, “Habemus papam” (chúng ta có một giáo hoàng).
Lịch sử giáo hoàng đầy dẫy những giai đoạn và tình thế thích thú - thí dụ, nhiều vị trong số giáo hoàng đầu tiên đã chịu tử đạo. Lại có những cuộc mưu sát giáo hoàng, có một giáo hoàng bị bắt cóc, có năm vị đã tự coi mình là tù nhân trong điện Vatican, lại có một thời kỳ có ba giáo hoàng, có một thời kỳ 70 năm, địa chỉ của giám mục La Mã (một danh vị khác của giáo hoàng) là ở thành Avignon, nước Pháp.
Đây là những biến cố độc đáo, nhưng có lẽ biến cố độc đáo nhất, đáng chú ý nhất, xảy ra vào thế kỷ 13, khi có gần ba năm không vị giáo hoàng nào được bầu lên; trong thời gian trên 1000 ngày, ngai vàng Thánh Phêro bị trống ngôi. Sự hỗn loạn gắn liền với tình trạng tiến thoái lưỡng nan này đã dẫn tới phương pháp chúng ta bầu các giáo hoàng ngày nay – đó là phương pháp gọi là mật nghị bầu giáo hoàng.
Những giáo hoàng đầu tiên, tức là những giám mục của Thành Rome, được bầu chọn bởi các giáo sĩ và được công nhận bởi giáo dân. Cùng một phương pháp này đã được dùng để chọn tất cả những giám mục; các giáo sĩ hành động như những cử tri. Những giám mục địa phương khác là những người giám sát cuộc bầu cử và giáo dân công nhận người được bầu chọn, bằng sự chấp thuận hay bất thuận của họ.
Tơi thế kỷ thứ tư, khi giáo hội đã lớn mạnh, phương phát đơn giản này trở thành khó hơn. Trầm trọng nhất là vì thiếu một phương pháp bầu cử có tổ chức. Lại nữa, bắt đầu trong thời đại này, các hoàng đế và giới quý tộc của Thành Rome tự can dự vào việc bầu chọn giáo hoàng, thường là bằng cách thiên về một ứng viên này, bỏ một ứng cử viên khác, và đôi khi còn chỉ định giáo hoàng nữa. Về sau, vào thế kỷ 16, hoàng đế đòi chuẩn nhận mỗi người được bầu làm giáo hoàng.
Hầu như mỗi người đứng đầu nhà nước đều muốn có quyền kiếm soát đối với ngôi giáo hoàng bởi vì tất cả thần dân của họ đều hướng về giáo hội như trọng tâm đời sống của họ. Nếu quả thật một nhà vua có vai trò trong việc lựa chọn giáo hoàng được bầu lên, nhà vua hay nữ hoàng ấy sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quần chúng cũng như đối với những công việc của giáo hội.
Ngôi giáo hoàng có nhiều của cải vật chất và sở hữu đất đai bạt ngàn, cả hai thứ này đều được yêu sách bởi vua chúa. Vào thế kỷ 11, Giáo Hoàng Nicolas II (trị vì từ 1029 - 61) ban hành những huấn thị trong một sắc chỉ giáo hoàng gọi là “Indomine Domini” chấm dứt sự can thiệp của một hoàng đế hay giới quý tộc trong việc bầu cử giáo hoàng. Nicolas trao quyền bầu giáo hoàng cho các hồng y. Các hồng y có trách nhiệm bầu giáo hoàng và sau đó các giáo sĩ giáo dân sẽ chấp thuận sự lựa chọn này.
Cho nên vai trò rộng lớn của các hồng y trong các cuộc bầu giáo hoàng ngày nay, và trong giáo hội có thể truy căn vào thế kỷ 11 và Giáo Hoàng Nicholas II. Công Đồng Lateran II năm 1139 bãi bỏ sự đòi hỏi tất cả hàng giáo sĩ và giáo dân phải chấp thuận kết quả bầu cử.
Mật nghị kéo dài 3 năm
Khi Giáo Hoàng Clement IV (trị vì 1265-1268) chết tại Thành Phố Viterbo, phía bắc của Rome ngày 29 tháng 11 năm 1268, các hồng y được lệnh nhóm họp để bầu người kế vị. Phải tới ngày 1 tháng 9 năm 1271 các hồng y mới chọn được một giáo hoàng mới. Tình thế mà các hồng y phải đối mặt và bị chia rẽ là vai trò của nước Pháp trong công việc của nước Ý, và trong công việc của tòa thánh. Các vị cử tri này không nhất thiết là những người thiếu lý trí hay cứng đầu. Bốn người trong số các vị cử tri rồi sẽ trở thành giáo hoàng.
Các vị hồng y này biết rõ tầm quan trọng của sự việc mà họ được trao phó để làm trong đời sống giáo hội, nhưng họ không thể thỏa hiệp về vấn đề nước Pháp có ảnh hường ngày càng gia tăng trong các chính sách của giáo hoàng và của nước Ý. Trong số 20 vị cử tri, có 7 vị hồng y người Pháp ủng hộ ảnh hưởng của Pháp, và 7 vị hồng y không phải người Pháp mạnh mẽ chống lại. Họ bị bế tắc hầu như ngay từ đầu. Sự chậm chạp trong tiến trình này tác động tới toàn thể giáo hội và nhất là đối với các công dân Thành Viterbo.
Đến cuối năm 1269, sau nhiều tháng không có tiến triển, và để bắt buộc phải đạt quyết định, dân địa phương khóa chặt các hồng y trong một lâu đài, dỡ mái nhà xuống và đặt lính gác bên ngoài. Đó là khởi đầu của việc sau này sẽ trở thành cơ mật nghị để bầu một giáo hoàng. Tiếng Latinh “conclavis” có nghĩa là “khóa lại bằng một chìa khóa”. Tại Viterbo, dân chúng cũng rút lại đồ ăn cho các hồng y, ngoài trừ bánh mì và nước. Sau cùng các hồng y cử tri đã chọn ba hồng y từ mỗi phe để lập nên một ủy ban bầu cử, và ủy ban này đã chọn Tedaldo Visconti và người này đã lấy danh hiệu Giáo Hoàng Gregory X.
Visconti không phải là một linh mục, lại càng không phải một hồng y, và vào lúc được bầu lên, ông đang ở Palestine tham gia thập tự quân thứ chín, dưới sự lãnh đạo của Vua Louis thứ 9 của nước Pháp. Ngày 19 tháng 3, 1272, Visconti được thụ phong linh mục rồi được lên giám mục và lên ngôi giáo hoàng ngày 27 tháng 3 cùng năm.
……………………….
……………………….
Lỡ ra, sau khi đã làm tất cả thủ tục bỏ phiếu này mà không có giáo hoàng mới nào được bầu lên, các hồng y sẽ bàn thảo làm thế nào để có thể hoàn tất nhiệm vụ. Sự hướng dẫn trong văn kiện “Universi Dominici Gregis” quy định “Tuy thế, không có giải miễn nào đối với sự đòi hỏi một cuộc bầu cử chỉ có giá trị với một đa số tuyệt đối của các phiếu bầu, hoặc là trong trường hợp người ta dùng cách bỏ phiếu giữa hai tên (ứng cử viên) đã đạt số phiếu bầu cao nhất trong vòng bỏ phiếu ngay trước đó, ngay cả trong trường hợp thứ hai này, cũng đòi phải có một đa số tuyệt đối.”
Kể từ đầu thế kỷ hai mươi, không có mật nghị nào kéo dài quá bốn ngày.
D.D. Emmons writes from Pennsylvania.
Vũ Vượng dịch