Pope Leo XIV: Peacemaker and openness in an historic name
By Justin McLellan, Catholic News Service
May 8, 2025US/World
Chúng
ta đã có giáo hoàng mới, lấy tên Leo XIV, một cái tên xa lạ đối với chúng ta vì
Giáo
Hoàng
Leo XIII đã kết thúc nhiệm kỳ của ngài vào năm 1903, cách đây đã 123 năm. Triều
đại của ngài rất quan trọng trong lịch sử giáo hội.
Bài sau đây cho thấy ý nghĩa của việc đức tân giáo hoàng lấy tên Leo XIV.
Nguyên
bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử NW Catholic của Tổng
Giáo
Phận
Seattle.
VATICAN CITY - Ngay cả trước khi ngài bước ra balcon của Vương
Cung Thánh Đường Thánh Phêro và ngỏ lời vào ngày 8 tháng 5, việc chọn tên Giáo
Hoàng Leo XIV cũng đã là một lời tuyên bố mạnh mẽ.
Tiếp theo Giáo Hoàng Phanxico, người đã chọn một cái tên
mới hoàn toàn trong lịch sử giáo hội, Giáo Hoàng Leo đã chọn một cái tên in sâu trong
truyền thống, tên ấy cũng truyền đạt sự cởi mở để giao tác với thế giới ngày
nay.
Việc chọn tên của giáo hoàng này là cách để trực
tiếp nhớ lại học thuyết xã hội của giáo hội và vị giáo hoàng đã khởi xướng học
thuyết xã hội của giáo hội trong thế giới hiện đại, Matteo Bruni, trưởng phòng
báo chí Vatican đã nói với các phóng viên như thế sau khi giáo hoàng mới được bầu
lên.
Đức Giáo Hoàng Leo XIII, trị vì từ 1878 đến 1903 nổi
tiếng vì đã ban hành thư luân lưu “Rerum Novarum” nói về quyền của công nhân,
được coi là văn kiện nền tảng của giáo huấn xã hội của giáo hội. Văn kiện này
nhấn mạnh phẩm giá của các công nhân và kết án những nguy hiểm của chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa xã hội không được kiềm chế.
Cái tên Leo cũng hướng thẳng vào “những
người nam nữ và việc làm của họ trong thời đại của thông minh nhân tạo (ngày
nay),” Bruni
nói vậy.
Giáo Hoàng Leon XIII cũng mở các hồ sơ mật của Vatican
cho các học giả, thành lập đài thiên văn Vatican để chứng tỏ giáo hội cởi mở
với khoa học, và ngài là vị giáo hoàng thứ nhất được quay phim bằng máy chụp
quay phim.
Những lời đầu tiên của tân giáo hoàng nói
với toàn thể tín hữu: “Bình an cho tất cả anh chị em,” được gắn liền với vị
giáo hoàng cùng tên, là đức Leo XIII, cũng là một nhà xây dựng hòa bình, ngài
đã hòa giải giáo hội với các chính phủ của Pháp, Nga, Đức và Anh quốc trong
triều đại của ngài.
Tên Giáo Hoàng Leo cũng có ý nghĩa về lòng
sùng kính Mẹ Maria vì Giáo Hoàng Leo XIII đã viết 11 thư luân lưu về
chuỗi mân côi và là vị giáo hoàng đầu tiên đón nhận khái niệm về Đức Maria là đấng
trung gian, cho rằng đức Maria giúp phân phát ân sủng của Chúa Kito bằng những
lời cầu bầu của mẹ.
Vị giáo hoàng đầu tiên lấy tên Leo trở
thành giáo hoàng năm 440. Được gọi là “Leo Vĩ Đại”, ngài quảng bá học thuyết về thẩm
quyền tối cao của giáo hoàng, dựa trên quyền kế vị Thánh
Phêro, và ngài cũng là người vận động hòa bình qua việc thuyết phục Attila the
Hun (Vua Attila của rợ Hung) rút lại cuộc xâm lăng nước Ý vào năm 452.
Giáo Hoàng Leo X, từ 1513-1521 là vị giáo hoàng
sau cùng (trong số những người) chưa phải là linh mục khi được bầu làm giáo
hoàng.
Vị tiền nhiệm của đức tân giáo hoàng này là
Giáo Hoàng Phanxico cũng là giáo hoàng đầu tiên kể từ Giáo
Hoàng
Lando vào năm 913, đã chọn một danh hiệu hoàn toàn mới. Trước ngài, Giáo
Hoàng
Gioan-Phaolo I, được bầu năm 1978 cũng đã phá truyền thống bằng cách bỏ con số
đi, mặc dù tên của ngài là kết hợp của hai tên của hai giáo hoàng tiền nhiệm
ngay trước ngài (Giáo Hoàng Gioan XXIII và Giáo Hoàng Phaolo VI).
Ngược lại, Leo là cái tên giáo hoàng thường
được lựa chọn, trong số đó Benedicto, Gregory và Gioan thường được chọn nhiều
hơn. Trong số 13 vị giáo hoàng lấy tên Leo trước kia, có năm vị đã được phong
thánh.
Vũ Vượng dịch